Trồng lan
-
“Năm 2020, TP.Hà Nội sẽ dồn nguồn lực của Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) để giúp 30 xã còn lại sớm về đích. Do đó, Văn phòng NTM, Chi cục Phát triển nông thôn cần kịp thời tham mưu, tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong triển khai xây dựng NTM, phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân Thủ đô” - ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội nhấn mạnh khi nói về công tác xây dựng NTM, phát triển nông thôn của TP.Hà Nội.
-
Những năm gần đây, cùng với hoa mai, đào, quất… thì hoa lan cũng ngày càng được nhiều người dân huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) lựa chọn để trưng trong dịp Tết. Giáp Tết, số lượng giò lan rừng bán Tết tăng gấp đôi so với bình thường.
-
Từ 50m2 khởi nghiệp ban đầu, anh Phan Khắc Thanh (phường An Hòa, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) hiện nay đã sở hữu 1.300m2 diện tích trồng lan. Hơn thế nữa, anh còn “xây lầu” nhưng không phải cho mình ở mà dành cho lan với niềm đam mê không ngơi nghỉ.
-
Tân Hà là xã vùng sâu, vùng xa, biên giới thuộc huyện Tân Châu (tỉnh Tây Ninh), với 1.886 hộ dân sinh sống. Đến nay, xã này chỉ còn duy nhất 1 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,05%; 30 hộ cận nghèo, chiếm 1,5% và 65 hộ có mức sống trung bình, chiếm 3,44%. Còn lại trên 95% dân số có mức sống khá, giàu.
-
Từ bỏ công việc trong viện nghiên cứu, thạc sỹ Trần Thị Ngọc Thảo mạo hiểm về vùng đất nghèo xã Đa Phước (huyện Bình Chánh, TP.HCM) để theo đuổi đam mê với cây lan Dendrobium. Đến nay, vườn lan của chị không chỉ là địa chỉ tin cậy để bà con nông dân trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật, mà còn là nơi hỗ trợ tích cực cho hội viên nông dân nghèo nâng cao thu nhập, xây dựng nông thôn mới (NTM).
-
Vốn là người có niềm đam mê đặc biệt với hoa lan, nhất là phong lan rừng, anh Phạm Công Minh (thị trấn Lộc Bình, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn) đã sưu tầm, gây dựng nên vườn lan rừng độc đáo với nhiều loài quý hiếm. Từ “trồng cho vui” thủa ban đầu, giờ đây anh Minh có cả một vườn lan rừng, kinh doanh các loại lan rừng cho thu nhập không nhỏ.
-
Với niềm đam mê, chịu khó tìm tòi học hỏi kỹ thuật trồng hoa phong lan, chàng thanh niên người dân tộc Mông, Tráng Seo Khúa, sinh năm 1985 ở thôn Nhù Sang, xã Hoàng Thu Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã vươn lên làm giàu từ nghề trồng hoa lan trong...rừng. Mô hình trồng phong lan trong...rừng của Tráng Seo Khúa lạ mà hay, trở thành câu chuyện lạ ở Lào Cai.
-
Để có vỏ trồng lan, nhiều đối tượng đã ngang nhiên cạo sạch vỏ hàng nghìn gốc thông tại xã Glar (huyện Đăk Đoa, Gia Lai) đem bán. Tại hiện trường, 150 ha rừng thông đã bị cạo vỏ vẫn còn rỉ nhựa tươi rói, một số gốc thông còn bị đẽo sâu, đốt cháy chờ ngày ngã xuống.
-
Một cây lan giả hạc đột biến vừa được một người trồng lan tại TT Chư Sê (H. Chư Sê, Gia Lai) bán với giá 1,1 tỷ đồng cho người chơi lan ở Bình Dương
-
Hàng trăm cây thông có tuổi thọ trên 40 năm tuổi nằm ở vùng ven khu vực TP.Pleiku (Gia Lai) liên tục bị kẻ xấu xâm hại, bị tróc vỏ từ 2-3m làm cho cây thông chết đứng. Đây là khu vực khá nhạy cảm, là "lá phổi xanh" bảo vệ cho TP.Pleiku và giá đất rất cao trong thời gian qua.