Trồng rau an toàn
-
5ha rau an toàn của HTX Hoàng Gia, thôn Bùng, xã Bình Dương, huyện Gia Bình (Bắc Ninh) mỗi ngày xuất khoảng 1,2 tấn rau sạch cho các công ty thực phẩm, doanh thu hơn 500 triệu đồng/tháng, giải quyết việc làm cho 20 lao động thường xuyên.
-
Từ khi tham gia vào Hợp tác xã rau an toàn VietGAP, kinh tế gia đình bà Nguyễn Thị May, bản Tự Nhiên (xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) khấm khá hẳn lên. Chỉ trồng có 5.000m2 rau, quả theo quy trình VietGAP, bà May lãi tới 250 triệu đồng mỗi năm, tính ra bình quân mỗi tháng bà May lãi hơn 20 triệu đồng.
-
Nhờ sản xuất, phân phối, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, nhiều mô hình trồng rau sạch, nấm an toàn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã được hình thành, đem lại việc làm, thu nhập cao cho nông dân, doanh nghiệp (DN). Với ưu điểm vượt trội, những mô hình này ngày càng được nhân rộng, trở thành xu hướng mới trong sản xuất nông nghiệp.
-
Về xã Thi Sơn, Kim Bảng (Hà Nam) khi hỏi tới nông trại của anh Phạm Hoàng Hiệp thì khắp xã ai cũng biết, nhắc tới anh Hiệp mọi người tấm tắc khen ngợi về một anh chàng kỹ sư nông nghiệp yêu đồng đất, tâm huyết với việc trồng rau an toàn để phục vụ người dân.
-
Sản phẩm rau sản xuất theo hướng an toàn, chất lượng, có bao bì nhãn hiệu sẽ có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Hơn nữa, đây còn là mô hình với lợi thế cao, tiết kiệm nước, hạn chế sâu bệnh.
-
Với 2.000m2 đất trồng rau an toàn, lão nông Phạm Văn Năm (thôn Trung Phú 2, xã Điện Minh, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) lãi mỗi tháng trung bình 30 triệu đồng. Ông Năm tính sơ sơ, mỗi ngày "đút túi" hơn 1 triệu đồng từ vườn rau an toàn của gia đình.
-
Thay vì nhập rau ngoài chợ, vợ chồng bà Nguyễn Thị Hồng Nhi, chủ quán Nhi, ở Ô Môn, TP Cần Thơ mời lớp trẻ khởi nghiệp từ nông nghiệp thuộc Mạng lưới sản xuất sạch tới tư vấn làm nhà lưới trồng rau an toàn, rộng hơn 400m2. Bây giờ, hầu hết rau củ dùng cho quán đều được bà Nhi tự sản xuất.
-
Toàn tỉnh Sơn La hiện có gần 6.000 ha sản xuất rau củ, quả, sản lượng đạt hơn 77.000 tấn/năm, doanh thu ước đạt hơn 386 tỷ đồng.
-
Những năm qua, với sự định hướng, hướng dẫn và hỗ trợ từ Hội Nông dân (ND), nhiều tổ, nhóm nông dân liên kết, câu lạc bộ ND cùng sở thích trên địa bàn huyện Gia Lộc (Hải Dương) đã được hình thành. Tham gia các hình thức kinh tế hợp tác này, nông dân không chỉ được đào tạo nghề bài bản mà còn được Hội hỗ trợ nhiều lĩnh vực khác trong sản xuất, kinh doanh.
-
Gia đình anh Lê Văn Vũ ở TP Hải Dương là một trong những hộ tiêu biểu áp dụng mô hình nuôi chim sâu trong nhà lưới để bắt sâu bọ, đảm bảo rau được an toàn, sản xuất không kịp bán.