Trồng “cây trăm đốt” làm thức ăn, làm thuốc, ông nông dân Bà Rịa-Vũng Tàu cắt không kịp bán

Trần Đáng Thứ hai, ngày 17/04/2023 12:51 PM (GMT+7)
Ông Nguyễn Văn Minh (xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) thổ lộ, gần chục năm trồng tre tứ quý bán măng, bán giống, ông đủng đỉnh đút túi mỗi ngày gần triệu đồng.
Bình luận 0

Đất Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lâu nay là đất bạc màu. Từ ngày ông Minh trồng tre tứ quý theo hướng organic, vườn tre của ông không những tươi tốt mà đất cũng tơi xốp ra.

Trồng “cây trăm đốt” vừa làm thức ăn, vừa làm thuốc, ông nông dân mỗi ngày đút túi triệu đồng - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Minh (xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) trong vườntrồng tre tứ quý. Ảnh: Trần Đáng

Nhàn hạ trồng tre tứ quý

Chịu đựng gần nửa ngày dưới cái nắng miền Đông chang chát, giờ đứng dưới bóng tán tre tứ quý của ông Minh cảm giác sảng khoái như trong… phòng máy lạnh. Giữa trưa, tiếng tre xào xạt như tiếng mẹ ru…

Ông Minh cho biết, khu vườn 7 công đất trồng tre tứ quý này xuất phát từ 2 nhánh tre từ Đài Loan của một người thân tặng gần 10 năm trước. Trân quý món quà từ phương xa, ông Minh đem ra vườn trồng để bất ngờ trở thành nguồn thu nhập chính của gia đình.

Ông Minh bộc bạch, không cây gì trồng dễ dàng, chăm sóc nhàng hạ hơn cây tre, vốn dĩ tự cây tre cũng có thể đứng và phát triển.

Theo ông Minh, kỹ thuật trồng tre tứ quý là đào hố sâu 30cm rồi thả giống tre tứ quý xuống trồng. Sau này khi nhân giống mở rộng diện tích vườn tre, cứ bụi cách bụi 3m, hàng cách hàng 3 - 4m mà ông xuống giống.

Ý thức vùng đất bạc màu, nên ông Minh chủ yếu sử dụng phân chuồng để trồng tre tứ quý. Ngoài phân chuồng, cứ 2 tháng/lần, ông Minh bón thúc thêm phân hóa học để tre phát triển tốt, cho măng to, mập. Hiện, 7 công đất trồng tre tứ quý của ông Minh mất khoảng 2,5 bao phân/2 tháng.

Ông Minh chia sẻ, để cây tre phát triển tốt quan trọng nhất là đủ nước. Hiện, mỗi này, ông tưới nước vườn tre một lần.

"Trồng tre tứ quý gần như không lo sâu bệnh. Thi thoảng, thấy có rầy bu lá, cứ lấy nước xịt hay gặp mưa là rầy trôi hết", ông Minh chia sẻ.

Trồng “cây trăm đốt” vừa làm thức ăn, vừa làm thuốc, ông nông dân mỗi ngày đút túi triệu đồng - Ảnh 3.

Ngoài trồng tre tứ quý lấy măng, ông Minh còn bán giống tre tứ quý. Ảnh: Trần Đáng

Ngoài ra, theo ông Minh, thi thoảng cũng nên đi dọn, cắt tỉa cành khô của tre, ủ mát gốc tre bằng vỏ trấu hay lá tre khô, nhưng không ủ gốc măng. Và tuyệt đối không tỉa ngọn khi cây tre đang phát triển. Trồng tre tứ quý khoảng  8 tháng thì cho thu hoạch măng.

Suốt gần 10 năm áp dụng kỹ thuật trồng tre tứ quý này, ông Minh đã có vườn tre thân cao vút, những mụt măng to, mập mọc khắp nơi.

Việc nhẹ, lời cao khi trồng tre tứ quý

Theo ông Minh, khác với nhiều loại tre khác, trồng tre tứ quý thu hoạch măng quanh năm. Vào mùa mưa. măng tre tứ quý mọc nhiều hơn mùa nắng. Tuy nhiên, trong năm có khoảng 2 tháng tre tứ quý thay lá nên măng mọc rất hạn chế.

Trồng “cây trăm đốt” vừa làm thức ăn, vừa làm thuốc, ông nông dân mỗi ngày đút túi triệu đồng - Ảnh 4.

Khu vườn trồng măng tứ quý xanh tươi của ông Minh. Ảnh: Trần Đáng

Hiện, 2 ngày ông Minh bán măng tre tứ quý/lần. Mỗi lần, ông hái bán được 50kg măng tươi. Giá măng tre tứ quý là 15.000 đồng/kg (còn bẹ), 30.000 đồng/kg (bốc bẹ). Trong năm, có 2 tháng giá măng giảm nhẹ do vào thời điểm nông dân thu hoạch măng rừng. Qua thời điểm này, giá măng tăng lại.

Thị trường tiêu thụ măng tứ quý cùa ông Minh chủ yếu là TP.HCM. Thường thương lái mua măng chưa lột vỏ để giữ được độ tươi, ngọt của măng cho đến nơi tiêu thụ. Thương lái cũng chuộng măng để cao rồi cắt đầu bởi ăn dẻo, ngọt hơn măng thu hoạch khi mới nhú.

Ngoài bán măng tươi, ông Minh còn bán giống tre tứ quý. Giá tre tứ quý giống là 20.000 đồng/cây.

Theo ông Minh, những năm qua ông bán được số lượng lớn giống tre tứ quý cho bà con nông dân ở Bình Thuận. Sau khi tiêu mất giá, số bà con trồng tiêu này bỏ cây tiêu quay sang mua giống tre tứ quý về trồng lấy măng.

Hiện, nếu tính các loại tre có măng dùng làm thực phẩm thì có khoảng 26 loài, như măng tầm vông, măng mạnh tông, măng tre lông, măng tre gai… Mỗi loại măng có hương vị đặc trưng khác nhau.

Đặc biệt, măng tre là một loại "thực dược lưỡng dụng", vừa dùng làm thức ăn, lại vừa dùng làm thuốc.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem