Điển hình là anh Nguyễn Bá Tòng (thôn 4, xã Kiến Thành, huyện Đăk R’lấp, Đăk Nông) đã tăng thu hơn 1 tỷ đồng/năm từ hướng đi này.
Anh Tòng cho biết, tổng diện tích đất sản xuất của gia đình có 9ha, được trồng cà phê, cao su, tiêu, điều… nhưng thu nhập không cao do các loại nông sản này đều rớt giá. Trước tình hình đó, anh đã thử nghiệm xen canh 300 cây sầu riêng giống Thái Lan và 200 cây bưởi da xanh trên 3ha cà phê, chia thành 2 khu riêng biệt để thuận tiện theo dõi.
Vụ mùa vừa qua, 300 cây sầu riêng Thái đã cho sản lượng gần 40 tấn, giá bán từ 45.000 – 50.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí cho thu nhập gần 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, gia đình anh còn có nguồn thu nhập thường xuyên từ thu hái cam, bưởi xuất bán mỗi ngày.
Nhờ xen canh cam sành ở vườn cà phê, nhiều hộ đã tăng thu hàng trăm triệu đồng trong bối cảnh giá cà phê xuống thấp. Ảnh: P.V
“Nếu trồng thuần cà phê thì 3ha chỉ cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng, việc xen canh sầu riêng và bưởi da xanh đã cho thu nhập cao gấp 3 – 4 lần trên một đơn vị diện tích”- anh Tòng chia sẻ. Từ thành công này, anh Tòng đang tiếp tục xen canh cam sành và cam Cara vào diện tích các cây trồng còn lại của gia đình.
Còn tại huyện Kbang (Gia Lai), nhiều nông dân đã xen canh quýt đường vào vườn cà phê, thậm chí cây xen canh trở thành nguồn thu nhập chính. Đặc biệt, quýt bán tết năm nay được giá nên người dân phấn khởi.
Chị Nguyễn Thị Vân, xã Sơn Lang (huyện Kbang) cho biết giá quýt đường tại vườn hiện trên 20.000 đồng/kg, nhưng chắc chắn sẽ tăng thêm trong một vài ngày tới. Để có vườn quýt đẹp bán tết, trước đó chị Vân đã tỉa cành, bón phân, tưới nước đúng quy trình, mặt kháp áp dụng các biện pháp sinh học để phòng trừ sâu bệnh. Cũng với 1,2ha cà phê xen canh quýt đường này, năm ngoái chị Vân đã thu hoạch 8 tấn quýt, bán được hơn 200 triệu đồng, trong khi 1,2ha cà phê trồng thuần chỉ đạt doanh thu hơn 100 triệu đồng.
Nhưng cũng theo chị Vân, xen canh quýt đường trong vườn cà phê không nên tham, mà cần giữ khoảng cách hợp lý để đảm bảo cả cà phê và cây quýt đều phát triển tốt, ít sâu bệnh.
Trước đó, nhiều vườn cà phê ở huyện Krông Păk (Đăk Lăk) đã xen canh cây cà phê, cho thu nhập tăng thêm 400 – 500 triệu đồng/ha. Ban đầu Công ty Cà phê Phước An và người dân chỉ trồng với mục đích chính là che bóng mát, giữ nước cho vườn cà phê. Về sau thấy hiệu quả nên cách làm này được nhân rộng, dần dần Krông Păk trở thành vựa sầu riêng lớn nhất Tây Nguyên. Cũng nhờ vậy mà cà phê không bị chặt bỏ đồng loạt như những lần giá rơi chạm đáy đã từng xảy ra trong lịch sử ngành cà phê Việt Nam.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.