Trung Quốc: Bất ngờ "kho báu" gồm những thứ này trong khu mộ cổ 3.000 năm tuổi

Thứ bảy, ngày 08/01/2022 06:00 AM (GMT+7)
Giới khảo cổ Trung Quốc vừa có phát hiện bất ngờ khi lần đầu tiên một quần thể cung điện thời Nhà Tấn được khai quật. Cùng lúc những bí ẩn và “kho báu” của một thị tộc thời nhà Thương cũng dần hé lộ từ khu mộ cổ 3.000 năm tuổi.
Bình luận 0
Trung Quốc: Phát hiện bất ngờ về Vua nhà Tấn và “kho báu” từ khu mộ cổ 3.000 năm tuổi - Ảnh 1.

Trung tâm quốc gia Ski Jumping (trượt tuyết nhảy xa) tại Trương Gia Khẩu, thu hút nhiều người tới tham quan trước thềm Thế vận Hội mùa Đông Olympic Bắc Kinh 2022 sắp diễn ra vào tháng 2. (Ảnh: olympic.ca)

Lộ diện "kho báu" gốm sứ cổ tại cung điện đế vương

Báo Global Times ngày 6/1 dẫn lời ông Zhang Wenrui - một giới chức của Viện Di tích văn hóa và Khảo cổ tỉnh Hà Bắc cho biết về một "bất ngờ lớn" với giới khảo cổ Trung Quốc. Đó là việc phát hiện Cung điện Taihe được xây dựng từ năm 1202, là hành cung mùa Hè để Hoàng đế Wanyan Jing thời Nhà Tấn tới nghỉ ngơi thư giãn. Như vậy đây là lần đầu tiên một quần thể cung điện thời Nhà Tấn được khai quật.

Trung Quốc: Phát hiện bất ngờ về Vua nhà Tấn và “kho báu” từ khu mộ cổ 3.000 năm tuổi - Ảnh 2.

Cảnh mùa Đông tại khu Di tích Taizicheng ở Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. (Ảnh: Hebei Provincial Institute of Cultural Relics & Archaeology)

Từ năm 2015 sau khi Trung Quốc giành được quyền đăng cai Thế vận hội mùa Đông Olympic Bắc Kinh 2022, Làng Olympic cho các vận động viên được quyết định xây dựng tại Trương Gia Khẩu (Zhangjiakou - một địa cấp thị thuộc tỉnh Hà Bắc, giáp Thủ đô Bắc Kinh ở phía đông nam).

Trung Quốc: Phát hiện bất ngờ về Vua nhà Tấn và “kho báu” từ khu mộ cổ 3.000 năm tuổi - Ảnh 3.

Một trong những di tích văn hóa thuộc "kho báu" gốm sứ vô giá được khai quật từ Di tích Taizicheng. (Ảnh: Hebei Provincial Institute of Cultural Relics & Archaeology)

Do tại Trương Gia Khẩu có một số di tích cổ nên ngành chức năng quyết định khảo sát toàn bộ khu vực. Trong khi nhóm khảo cổ đang điều tra các tàn tích vốn được cho chỉ là những tòa nhà cũ vô giá trị, thì bất ngờ họ khai quật được một "kho báu" gồm nhiều đồ gốm sứ cổ vô giá. Ngoài ra còn có những thành phần của các công trình xây dựng và cấu trúc quan trọng như tường thành, hào và nền móng của các tòa nhà.

Khám phá mới này cho phép các nhà khoa học xác định rằng: Tàn tích vốn được gọi là Di tích Taizicheng (đặt theo tên ngôi làng cũ) thực sự là Cung điện Taihe - hành cung mùa Hè của Hoàng đế Wanyan Jing thời Nhà Tấn (từ năm 266 - 420 theo Dương lịch).

Trung Quốc: Phát hiện bất ngờ về Vua nhà Tấn và “kho báu” từ khu mộ cổ 3.000 năm tuổi - Ảnh 4.

Một di tích văn hóa khác cũng thuộc "kho báu" gốm sứ vô giá, được khai quật từ Di tích Taizicheng. (Ảnh: Hebei Provincial Institute of Cultural Relics & Archaeology)

Cung điện này là địa điểm quan trọng thứ hai bên cạnh Yanjing (Thủ đô Bắc Kinh). Đặc biệt bố cục của tòa nhà chính có ý nghĩa lớn với việc nghiên cứu cách xây dựng các cung điện thời nhà Tấn - Ông Huang Xin, giới chức Viện Di tích văn hóa và Khảo cổ tỉnh Hà Bắc, đồng thời là trưởng nhóm khảo cổ tại Di tích Taizicheng, cho biết. Sau đó ngành chức năng quyết định xây dựng Làng Olympic dịch sang phía đông, cách địa điểm được chọn trước đây một con đường.

Từ mộ cổ lộ diện "kho báu" và phong tục mai táng của thị tộc "Ce" thời Nhà Thương

Cùng ngày 6/1, báo chí Trung Quốc dẫn nguồn tin từ Viện Khảo cổ và Di tích văn hóa thành phố An Dương (Anyang) thuộc tỉnh Hà Nam ở miền trung Trung Quốc cho hay: Một khu mộ cổ quy mô lớn 3.000 năm tuổi có niên đại từ cuối đời Nhà Thương, vừa được phát hiện tại Thiều Gia Trang (Shaojiapeng village) thuộc thành phố An Dương, tỉnh Hà Nam.

Trung Quốc: Phát hiện bất ngờ về Vua nhà Tấn và “kho báu” từ khu mộ cổ 3.000 năm tuổi - Ảnh 5.

Toàn cảnh khu khảo cổ tại Thiều Gia Trang thuộc thành phố An Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. (Ảnh: Anyang Institute of Cultural Relics & Archaeology)

Thành phố An Dương nằm cách Thủ đô Bắc Kinh khoảng 500km về phía nam, từng là cố đô thời kỳ cuối triều đại Nhà Thương (1600-1046 trước Công nguyên, còn được gọi là Nhà Ân).

Khu mộ cổ nằm cách cung điện và đền thờ tổ tiên thuộc di tích Yin Ruins (Tàn tích Ân Khư - Yin Xu, được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 2006) 2,4km. Địa điểm này được tin từng là khu vực sinh sống chính của thị tộc "Ce" dưới triều đại Nhà Thương, nhờ những ký tự Trung Quốc chữ "Ce" khắc trên đồ đồng được tìm thấy tại khu mộ cổ.

Trung Quốc: Phát hiện bất ngờ về Vua nhà Tấn và “kho báu” từ khu mộ cổ 3.000 năm tuổi - Ảnh 6.

Những cổ vật bằng đồng chế tác tinh xảo, được khai quật từ khu mộ cổ tại Thiều Gia Trang. (Ảnh: Anyang Institute of Cultural Relics & Archaeology)

Việc khai quật khu mộ cổ này đã kéo dài 2 năm, phát hiện tổng cộng 18 nền móng xây dựng, 25 ngôi mộ, cùng nhiều di vật bao gồm: đồ đồng cùng nhiều đồ quý chế tác bằng ngọc, đá, xương và vỏ trai. 

Ngoài ra trong 4 hố khác được chôn cùng với người chết theo nghi thức kiểu hiến tế còn có 6 chiếc xe kèm ngựa kéo và một số chiến binh (gắn với những phụ kiện sang trọng như chiến binh đội mũ có dây kết bằng vỏ sò, ngựa đeo tấm che trước trán bằng đồng dát vàng).

Trung Quốc: Phát hiện bất ngờ về Vua nhà Tấn và “kho báu” từ khu mộ cổ 3.000 năm tuổi - Ảnh 7.

Hố chôn xe kèm ngựa kéo và một số chiến binh cùng với xác chủ nhân, theo nghi thức kiểu hiến tế. (Ảnh: china.org.cn)

"Các di vật này rất hiếm có trong số những phát hiện Cổ đại tại An Dương, qua đó phản ánh thân thế và quyền lực phi thường của chủ nhân cỗ xe" - Ông Kong Deming, Giám đốc Viện Khảo cổ và Di tích văn hóa thành phố An Dương, nhận xét.

Trung Quốc: Phát hiện bất ngờ về Vua nhà Tấn và “kho báu” từ khu mộ cổ 3.000 năm tuổi - Ảnh 8.

Một góc trưng bày cổ vật tại Bảo tàng Di sản Thế giới Yin Xu tại thành phố An Dương. (Ảnh: news.cgtn)

Hiện các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục khám phá những điều bí ẩn xung quanh khu mộ cổ này như: địa vị xã hội của thị tộc "Ce", sự phân công lao động và mối quan hệ của thị tộc với Hoàng tộc Nhà Thương.


Linh Quyên (Xinhua, Global Times)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem