Trung Quốc cần bao nhiêu J-10B để cân sức với Nhật Bản, Hàn Quốc?

Vân Long (tổng hợp) Thứ hai, ngày 13/10/2014 12:45 PM (GMT+7)
Tờ Wantchinatimes dẫn nguồn tin phân tích quân sự của truyền thông Nga ở Moscow hôm 9.10 cho biết, Trung Quốc sẽ cần phải sản xuất khoảng 1.200 máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 mới đủ sức đương đầu với không lực Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), trong trường hợp xung đột xảy ra. 
Bình luận 0

Sở dĩ trong trường hợp nếu có xung đột diễn ra, Trung Quốc cần có số tiêm kích thế hệ thứ 4 loại J-10B khổng lồ như vậy bởi rất nhiều lí do. Theo Wantchinatimes thì điều đó trước tiên do có thể Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) trong tương lai sẽ sở hữu những phi đội tiêm kích tiên tiến nhất do Mỹ sản xuất.

img

Trung Quốc cần có 1.200 máy bay J-10B mới đủ sức với đội ngũ chiến đấu cơ do Nhật Bản, Hàn Quốc mua từ Mỹ?

Nguồn tin trên tiết lộ, giới chức Đài Loan chắc chắn sẽ không từ bỏ ý định mua các chiến đấu cơ tối tân của Mỹ như F-16C/D và thậm chí là F-35. Trong khi đó, Nhật Bản và Hàn Quốc, 2 đồng minh lớn của Mỹ trong khu vực, cũng đang nâng cấp không lực của mình bằng việc tung ra những máy bay mới do Mỹ thiết kế.

Bên cạnh đó, mặc dù Trung Quốc đang đẩy mạnh tiến độ phát triển các tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 như J-20 và J-31, nhưng quốc gia này vẫn chưa thể thiết kế được các động cơ nội địa cho máy bay.

Vì thế, không còn nghi ngờ gì, quân lực Trung Quốc sẽ cần phải dựa vào đội ngũ máy bay J-10 và J-10B để ứng phó với không lực Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan trong trường hợp xảy ra đối đầu.

Tờ Wantchinatimes tiết lộ, ban đầu J-10 được thiết kế để cạnh tranh với các chiến đấu cơ như Rafale của Pháp, Typhoon của châu Âu và MiG-29K của Nga. J-10 được trang bị động cơ AL-31 có xuất xứ từ Nga, và được cho là có lực đẩy mạnh hơn cả so với F-16C của Mỹ và Typhoon của châu Âu.

Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của J-10 so với các tiêm kích đồng thế hệ của Mỹ và châu Âu là ở bán kính chiến đấu của J-10 hạn chế hơn nhiều, chỉ ở khoảng 800 km.

img

F-16C của Mỹ được giới phân tích đánh giá có khả năng không chiến và trang bị vũ khí tốt hơn hẳn so với J-10B Trung Quốc. 

Trong khi đó, J-10B là một phiên bản nâng cấp của J-10, được trang bị hệ thống radar điện tử mảng pha chủ động, do Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Thành Đô Trung Quốc phát triển.

Tập đoàn này mới đây tiết lộ, đã quyết định sản xuất ít nhất 1.200 máy bay chiến đấu J-10B với radar mảng quét điện tử chủ động trong 10 năm tới.

Bài phân tích quân sự từ Nga nhận định, cùng với sự phối hợp của các máy bay cảnh báo sớm như KJ-2000 và ZDK-03, J-10B có thể là một đối thủ nguy hiểm với các nước sử dụng máy bay chiến đấu do Mỹ phát triển.

Theo Aviatia, nhìn một cách tổng thể, giữa J-10B và F-16C không có sự khác nhau nhiều về mặt giá cả. Mặc dù J-10B có ưu điểm tốc độ nhanh hơn F-16C, nhưng lại thể hiện yếu điểm về tính năng chiến đấu so với F-16C. Bởi F-16C được trang bị nhiều loại vũ khí tốt hơn, khả năng không chiến trực diện (Dogfight) tốt hơn hẳn. 

Tờ Aviatia ước tính, khả năng không chiến giành thắng lợi của F-16C so với J-10 có tỷ lệ  là 58% và 42%. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem