Đó là kế hoạch đầy ấn tượng mà cơ quan nghiên cứu vũ trụ nước này đang xem xét.
Đặng Di Bình, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện du hành vũ trụ Trung Quốc, cho biết trung tâm này vừa thực hiện một thí nghiệm về cơ chế cân bằng chức năng của ôxi, điôxít cácbon (CO2) và nước giữa người và cây trồng trong một hệ thống khép kín.
|
(Nguồn: space.com) |
Để thực hiện thí nghiệm, một cabin kín 300m khối đã được dựng lên. Trong cabin, bốn loại rau được trồng vừa để hút khí điôxít cácbon và tạo ra ôxi cho hai người tham gia thí nghiệm, vừa có thể được thu hoạch làm thực phẩm.
Cabin này là một hệ thống hỗ trợ sinh thái có kiểm soát (CELSS), được thiết kế năm 2011 và có thể coi là một mô hình cho các hệ thống hỗ trợ sự sống của các phi hành gia Trung Quốc thế hệ thứ ba.
Dự kiến, CELSS sẽ được sử dụng trong các trạm không gian trên Mặt Trăng hay Sao Hỏa, là giải pháp cho việc tìm kiếm nguồn cung cấp không khí, nước và thực phẩm ổn định, lâu dài cho các phi hành gia với sự trợ giúp của cây xanh và tảo, thay cho việc phải dự trữ chúng trên tàu vũ trụ khi bắt đầu hành trình.
Các mẫu CELSS tiên tiến còn bao gồm cả chăn nuôi động vật lấy thịt và sử dụng vi khuẩn để tái chế rác.
Theo quan chức trên đánh giá, đây là lần đầu tiên có một thí nghiệm như vậy ở Trung Quốc và nó có ý nghĩa cực kỳ quan trọng cho những phát triển về lâu dài của chương trình không gian nước này. Tham gia thí nghiệm còn có các nhà khoa học Đức.
Theo Vietnam+
Vui lòng nhập nội dung bình luận.