Lãnh đạo K+ giải trình vụ góp vốn với Canal+

Thứ năm, ngày 28/10/2010 06:04 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - "Chúng tôi không hề chạy trốn và cũng rất muốn đến với khách hàng để ký lại hợp đồng đối với các gói DTH của VCTV, nhưng liên lạc được với chủ thuê bao rất khó", Tổng Giám đốc VSTV Cao Văn Liết nói.
Bình luận 0

Những ngày qua dư luận nóng lên vấn đề VTCV (Truyền hình Cáp VN, thuộc Đài Truyền hình VN) góp vốn bằng thuê bao và hạ tầng DTH để liên doanh với Canal+ (Pháp) thành lập VSTV (Công ty TNHH truyền hình số vệ tinh VN) với sản phẩm là kênh K+.

Sáng 27-10, ông Cao Văn Liết - Tổng Giám đốc VSTV đã liên lạc với NTNN, xin giải thích rõ hơn về vấn đề nêu trên.

img
Tổng giám đốc VSTV Cao Văn Liết (phải) trong buổi làm việc tại báo NTNN sáng 27-10

Ông Cao Văn Liết cho biết: Trên thế giới, chuyện chuyển giao chủ sở hữu của các doanh nghiệp hay tập đoàn kinh tế là điều bình thường. Thực tế, khi chuyển sang VSTV, khoảng 100.000 thuê bao gói DTH của VTCV không mất gì mà còn được xem nhiều kênh hơn (32 kênh so với 21 kênh). Thậm chí, giá thuê bao cũng rẻ hơn chỉ vào khoảng 600 nghìn đồng/năm so với 780 nghìn đồng/năm trước đây.

Có lẽ vì chưa hiểu K+ nên đã có những luồng ý kiến không chính xác hướng vào chúng tôi. Trước khi chuyển giao, VSTV đã có thông báo trong một thời gian khá dài trên các chương trình của VCTV, VTV. Chúng tôi rất mong nhận được những góp ý từ phía khách hàng, nhưng sau một thời gian hoạt động, có nhận được ý kiến thắc mắc, phản hồi nào đâu.

Nếu cho rằng việc K+ xuất hiện đã khiến những thuê bao gói DTH của VCTV bị cắt mất những trận đấu giải ngoại hạng Anh ngày Chủ nhật (Super Sunday) cũng không đúng, vì trước đây, gói DTH cũng không có kênh ESPN, Star Sports. Muốn xem được Super Sunday, khách hàng phải chuyển đổi lên gói Premium (70 kênh) cước thuê bao là 250 nghìn đồng/tháng.

Nhưng việc thông báo chuyển các thuê bao từ VCTV sang VSTV qua truyền hình không đủ căn cứ pháp lý chứng minh VCTV và VSTV làm đúng luật?

- Tôi phải nhấn mạnh rằng suốt một thời gian khá dài, không có thuê bao nào thắc mắc, ý kiến gì về chuyện này cả. Tôi tin, trong tương lai cũng không có chuyện gì phức tạp đâu. Chúng tôi không hề chạy trốn và cũng rất muốn đến với khách hàng để ký lại hợp đồng đối với các gói DTH của VCTV, nhưng liên lạc được với chủ thuê bao rất khó.

img Nếu các chủ thuê bao chịu khó đọc kỹ, làm chặt hợp đồng và có những phản hồi kịp thời thì chắc chắn khó xảy ra rắc rối. Hy vọng trong tháng 11 tới, Chính phủ sẽ ký ban hành Quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả tiền. Khi đó, sẽ có đủ căn cứ để xử lý những sai phạm trong hoạt động phát thanh, truyền hình. img

Ông Lưu Vũ Hải - Cục trưởng Cục Quản lý PTTH và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT)

Không ít thuê bao đã "rơi rụng", một số khác liên lạc bằng điện thoại cũng không được nên chỉ còn cách thông báo qua truyền hình.

Còn những gói truyền hình cáp của VCTV đang chịu thiệt khi vẫn phải trả đủ tiền nhưng không được xem Super Sunday?

- Điều này lại phải quay lại vấn đề bản quyền truyền hình. Không chỉ khách hàng của VCTV, mà khách hàng của ESPN cũng phải chịu thiệt vậy.

Như vậy là không thoả đáng khi VCTV có 51% vốn trong VSTV mà lại "vô cảm" với khách hàng trung thành…

Trong 51% góp vốn liên doanh với Canal+, VCTV không có tiền mặt, mà đã chuyển giao gần như toàn bộ thuê bao DTH của mình cùng toàn bộ hệ thống kỹ thuật truyền dẫn vệ tinh đang đặt tại Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) đã qua sử dụng 10 năm, ước tính khoảng 10,27 triệu USD (Canal+ góp 9,87 triệu USD tiền mặt).

Có thông tin cho rằng việc VSTV bỏ ra 10 triệu USD để độc quyền phát sóng Super Sunday trên tất cả cơ sở hạ tầng phát sóng (cáp, kỹ thuật số, vệ tinh) trong 3 năm là phá giá, "ép" nhiều đài khác?

- Theo tôi được biết, có đơn vị còn bỏ thầu mua gói cước đó với giá cao hơn nhưng không được chấp nhận. Như vậy không thể nói VSTV phá giá. Không phải cứ có tiền là mua được, mà phải có đủ các điều kiện, trong đó quan trọng là quản lý được các thuê bao thì đối tác mới chấp nhận bán. Nhiều đài cho rằng chúng tôi độc quyền trên mọi cơ sở hạ tầng là "ép" họ nhưng không phải thế.

Phần trả lời này là quan điểm riêng của ông Cao Văn Liết.

Bạn đọc có ý kiến bình luận, chia sẻ, xin gửi về địa chỉ ntnnhn@gmail.com hoặc baodanviet @gmail.com.

Chiến lược phát triển của VSTV là cố gắng mang tới những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Không lẽ chúng tôi chỉ độc quyền phát sóng vệ tinh, để rồi năm sau lại phải mua độc quyền phát sóng trên hạ tầng khác sao? Hiện nay, ngoài các kênh truyền hình thông thường (SD), VSTV cũng đã có kênh truyền hình độ nét cao (HD).

Mới chỉ có FPT thoả thuận thành công với K+ về việc chia sẻ bản quyền phát sóng Super Sunday. Phải chăng vì FPT không phải đối thủ cạnh tranh với VSTV nên không khó khăn để đạt được điều đó?

- Nguyên tắc của chúng tôi trong quá trình đám phán là bình đẳng, thoả thuận trên cơ sở đảm bảo lợi ích của cả hai bên. FPT ít thuê bao, nhưng chiến lược của họ tốt chắc chắn sẽ phát triển được. Để hợp tác với VSTV, điều kiện tiên quyết là các đối tác phải quản lý được thuê bao của mình theo yêu cầu của nhà cung cấp bản quyền. Chúng tôi không yêu cầu đối tác phải cung cấp số lượng thuê bao của họ. Nhưng những thuê bao mới kể từ khi hợp tác với VSTV thì đối tác phải công khai để có thể minh bạch trong việc chia lợi nhuận.

VCTV phạm luật

Xung quanh chuyện VCTV "bán khách" cho VSTV, một chuyên gia Luật thuộc Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh cho biết: VCTV đã phạm luật khi chuyển các thuê bao của mình sang cho VSTV mà không được sự đồng ý của chủ thuê bao.

Ngay cả khi VCTV đã thông báo qua truyền hình thì vẫn chưa đủ, vì đây là hợp đồng dân sự, phải có văn bản nhận được đồng ý của chủ thuê bao. Thậm chí, khi hợp đồng ký kết với VCTV đã hết hạn thì VCTV cũng không được quyền chuyển sang cho VSTV khi chưa được sự đồng ý của chủ thuê bao. 
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem