Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm ước đạt 3,1%; trong đó, nông nghiệp tăng 3,14% (trồng trọt tăng 2,11%, chăn nuôi tăng 4,88%), lâm nghiệp tăng 3,43%, thủy sản tăng 2,96%.
Tốc độ tăng GDP ngành nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm khá cao, đạt 3,07%; trong đó, nông nghiệp tăng 3,14%; lâm nghiệp tăng 3,43%; thủy sản tăng 2,77%.
Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm 2023 đạt 24,59 tỷ USD, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, nhóm nông sản chính 12,79 tỷ USD, tăng 12%; sản phẩm chăn nuôi 232 triệu USD, tăng 26,5%; thủy sản 4,13 tỷ USD, giảm 27,4%; lâm sản chính 6,5 tỷ USD, giảm 28,2%; đầu vào sản xuất 940 triệu USD, giảm 28,9%; muối 2,4 triệu USD, giảm 14,2%.
Đàm phán để mở rộng xuất khẩu nông sản
Để đạt được các mục tiêu đề ra trong năm 2023, Bộ NNPTNT đã và đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương thực hiện các cơ chế, chính sách đối với công tác xúc tiến thương mại, đàm phán mở cửa, phát triển thị trường để giải quyết kịp thời các vướng mắc thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản; chủ động dự báo, tranh thủ cơ hội từ FTAs để thúc đẩy xuất khẩu.
Tiếp tục đàm phán để xuất khẩu dừa tươi sang Mỹ; thống nhất với Nhật Bản về tem mới đối với mặt hàng xoài và thanh long quả tươi của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản từ 1/8/2023; trao đổi với Tổng cục Hải quan Trung Quốc để hoàn thiện dự thảo Nghị định thư về yêu cầu nhập khẩu ớt và các loại quả tươi truyền thống của Việt Nam (trừ chuối); tổ chức họp trực tuyến với Tổng cục Hải quan Trung Quốc về Lệnh 248 và 249 và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong xuất khẩu; tổ chức tiếp đón và làm việc với đoànthanh tra của EU đánh giá hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản và các doanh nghiệp chế biến thủy sản của Việt Nam…
P.V
Đóng góp vào kết quả đó, có 7 sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD (cà phê, cao su, gạo, rau quả, hạt điều, tôm, sản phẩm gỗ); trong đó gạo và hạt điều là 2 sản phẩm tăng cả khối lượng và giá trị xuất khẩu: Gạo (tăng 22,2% khối lượng và tăng 34,7% giá trị xuất khẩu), hạt điều (tăng 10,5% khối lượng, tăng 7,7% giá trị xuất khẩu). Riêng cà phê tuy giảm về khối lượng (đạt 1,02 triệu tấn, giảm 2,2%), nhưng nhờ giá xuất khẩu bình quân tăng 5,2% nên giá trị xuất khẩu đạt 2,4 tỷ USD, tăng 3%.
Về thị trường xuất khẩu, Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản tiếp tục là 3 thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam.
Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 21,4%, tăng 7,7%; xuất khẩu sang Mỹ chiếm 20,2%, giảm 32,9% và xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm 7,7%, giảm 5,3%.
Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hoàng Trung, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản quan trọng nhất trong 6 tháng đầu năm 2023. Hầu hết các loại nông sản chính đều xuất khẩu tốt sang Trung Quốc như gạo, trái cây, trong đó có loại chiếm tỷ trọng lớn, mang lại kỷ lục về kim ngạch xuất khẩu như sầu riêng.
Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu sang Trung Quốc 180.000 tấn sầu riêng, đạt kim ngạch 850 triệu USD. Ông Trung dự báo, đến hết năm xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc có thể vượt con số 1 tỷ USD. Ngoài ra, xuất khẩu vải thiều, thanh long và nhiều loại trái cây khác sang Trung Quốc cũng tăng trưởng tốt.
"Đặc biệt, chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã mở ra nhiều cơ hội trong xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc bởi trong các cuộc hội đàm giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, hai bên đều thống nhất cao trong việc tạo điều kiện thuận lợi để xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc. Đây là cơ hội tốt để các bộ ngành căn cứ vào thống nhất của hai lãnh đạo cấp cao để đạt được đàm phán, để những loại trái cây đang chuẩn bị được ký kết thì sẽ ký kết sớm; những loại đã ký rồi thì sẽ tăng lượng xuất khẩu, đồng thời tăng cường, mở rộng thêm mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đảm bảo cả về chất lượng và giá trị" - Thứ trưởng Hoàng Trung nói.
Tiếp tục đàm phán, mở cửa thị trường
Cũng theo Thứ trưởng Hoàng Trung, để tận dụng tốt cơ hội xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc, Bộ NNPTNT chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các địa phương duy trì đáp ứng các điều kiệnvề cơ sở đóng gói và mã số vùng trồng, đảm bảo không vi phạm các yêu cầu của nhà nhập khẩu.
"Bộ NNPTNT đang chỉ đạo các đơn vị của bộ xúc tiến việc ký kết các nghị định thư xuất khẩu nông lâm thủy sản với Trung Quốc. Theo đó, 7 loại trái cây cần chuẩn hóa lại để ký nghị định thư xuất khẩu chính ngạch như dưa hấu, mít… thì tích cực triển khai; đồng thời tập trung đàm phán ký kết nghị định thư xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc với một số loại cây có múi, dừa… Nếu làm được điều này thì xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc sẽ ngày càng bài bản, thuận lợi" - ông Hoàng Trung nói.
Đối với hai ngành hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ, thủy sản có sự sụt giảm mạnh về kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2023, theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT, quan điểm của Bộ là tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất với 2 ngành hàng này, đảm bảo nguồn cung dồi dào, đáp ứng đượcyêu cầu kỹ thuật của các nước; đàm phán mở rộng thị trường, bởi dư địa phát triển còn lớn.
"Thời gian qua, lãnh đạo 2 hiệp hội gỗ và thủy sản cũng đã tham dự cuộc họp với Thủ tướng để tháo gỡ khó khăn, sau đó gói hỗ trợ 10.000 tỷ đồng đã được tung ra để hỗ trợ doanh nghiệp nên chắc chắn xuất khẩu sẽ có sự khởi sắc. Bộ sẽ phối hợp với Bộ Công Thương tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, từ đó đạt được kế hoạch, mục tiêu đã đề ra" - ông Hoàng Trung nhấn mạnh.
Cùng với đó, đối với ngành hàng đang có sợ tăng trưởng xuất khẩu tốt như thức ăn chăn nuôi, gạo, rau quả phải duy trì tốc độ tăng trưởng; đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật, kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, đồng thời các hợp đồng đã ký thì thực thi hiệu quả. Tăng cường đàm phán, mở cửa thị trường; xúc tiến thương mại để tận dụng các thị trường ngách.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.