Dàn thiết bị thử nghiệm của Trung Quốc. Ảnh chụp màn hình
Mô hình trạm thử nghiệm hiện nay đang được treo trên không trung tại Đại học khoa học kỹ thuật điện tử Tây An, Trung Quốc. Mô hình này hấp thụ ánh sáng mặt trời, sau đó chuyển thành những tia vi sóng rồi truyền không dây xuống trạm đặt dưới mặt đất.
Mặc dù phạm vi truyền tải của thiết bị mới chỉ được 55m trong không khí, các nhà nghiên cứu hy vọng công nghệ này có thể hấp thụ ánh sáng mặt trời bằng vệ tinh trong quỹ đạo sau đó truyền năng lượng xuống Trái đất mà không cần dây dẫn trong tương lai không xa.
Nhóm nghiên cứu của Trung Quốc đã mô tả công nghệ mới trong thông cáo báo chí và dẫn lời của các chuyên gia khẳng định sự thành công của thiết bị. Khác với các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời hiện tại, công nghệ mới này có thể hoạt động kể cả khi trời tối.
Với công nghệ mới này, sự truyền tải điện sẽ ổn định hơn các trại điện mặt trời ta đang có vì với dàn vệ tinh bay trong quỹ đạo, các tấm pin mặt trời sẽ có thể hấp thụ năng lượng liên tục.
Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất đang nghiên cứu công nghệ này. Các nhà nghiên cứu của California đã từng thực hiện dự án pin mặt trời ngoài Trái đất với số vốn lên tới 100 triệu USD. Trong khi đó, các chuyên gia tại Nga, Anh, Pháp và Ấn Độ đang cố gắng nghiên cứu giải pháp mới. Theo nhận định của các chuyên gia đại học Tây An, hiện nay Nhật Bản đang dẫn đầu trong lĩnh vực này.
Trước đây, có nhiều thí nghiệm cho thấy từng thiết bị đơn lẻ của hệ thống hoạt động tốt. Tuy nhiên, gần đây các nhà nghiên cứu Trung Quốc mới thử nghiệm thành công một thiết bị có đầy đủ bộ phận. Với sự thành công của hệ thống thử nghiệm lần này sẽ cung cấp nhiều thông số cần thiết cho thiết bị hoàn chỉnh trong tương lai.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.