Trung Quốc vẫn phụ thuộc lớn vào động cơ máy bay của Nga?

Bạch Dương Thứ năm, ngày 16/10/2014 19:59 PM (GMT+7)
Trang Russian military industrial complex của Nga đưa tin, việc sản xuất động cơ máy bay phản lực quân sự của Trung Quốc vẫn tồn tại một số vấn đề. Do vậy, chính phủ nước này đã yêu cầu ngành hàng không Trung Quốc sản xuất động cơ phản lực WS-10 để thay thế nhu cầu nhập khẩu động cơ AL-31F của Nga. Tuy nhiên, chính sách này của Trung Quốc vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn. 
Bình luận 0

Trang mạng Strategy của Mỹ cũng nhận định, hiện Trung Quốc có 2 chiếc tiêm kích hạm J-15 sử dụng động cơ WS-10 (Type H). Loạt động cơ WS-10 (Type A) đã được phát triển thành công vào năm 2004, cho tới năm 2010 nó được lắp đặt cho máy bay tiêm kích J-10, thay thế động cơ AL-31F của Nga. 

img

Động cơ máy bay của Trung Quốc

Tuy nhiên, sau đó, Trung Quốc lại tiếp tục nhập khẩu 123 động cơ máy bay từ phía Nga, điều này cho thấy động cơ WS-10 (Type A) của Trung Quốc vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của các loại máy bay trên. Nhưng phía Trung Quốc lại tuyên bố đã thành công trong việc nâng cao độ tin cậy của động cơ WS-10, kéo dài thời gian hoạt động của nó tới 1500 giờ, cao hơn so với mức 900 giờ của động cơ AL-31F.

Tuy nhiên, gần đây Nga đã nâng cao tuổi thọ động cơ máy bay lên tới 2000 giờ. Đây chính là lý do để Trung Quốc tiếp tục duy trì việc nhập khẩu động cơ phản lực RD-93 của Nga, đồng thời có kế hoạch trang bị cho máy bay JF-17 xuất khẩu sang Không quân Pakistan. Cốt lõi của vấn đề chính là, số lượng máy bay chiến đấu mô phỏng máy bay chiến đấu Su-27 của Nga vượt quá số lượng động cơ tin cậy do Trung Quốc tự sản xuất.

Chính vì thế, tới cuối năm 2020, yếu tố động cơ sẽ cản trở sự phát triển của ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc. Và nước này không còn cách nào khác ngoài việc tiếp tục phụ thuộc vào nguồn cung cấp động cơ từ Nga.
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem