700 triệu người thoát ly nông nghiệp truyền thống
Thâm Quyến và một vài thành phố khác cũng vì lý do này mà phải cân nhắc có nên cử đoàn đại biểu tham dự thi đấu hay không.
|
Hình ảnh quen thuộc này sẽ không còn ở Trung Quốc trong tương lai gần? |
Tờ Đại Công báo của Hongkong bình luận, thực tế này đang phát đi một tín hiệu về một Trung Quốc không có nông nghiệp truyền thống, không có nông dân theo ý nghĩa truyền thống trong tương lai.
Trên thực tế, cơ quan chức năng và đơn vị nghiên cứu đã đưa ra phán đoán sơ bộ về tương lai cơ cấu dân số Trung Quốc sau 15-20 năm nữa, sẽ có khoảng 500 triệu người dân nông thôn thoát ly khỏi nông nghiệp truyền thống, chuyển sang các ngành sản xuất hiện đại.
Theo thống kê, hiện đã có khoảng 150 triệu nông dân, công nhân Trung Quốc lên thành phố làm việc, số lượng người dân nông thôn thoát ly khỏi nông nghiệp truyền thống đã là hơn 200 triệu người. Nếu cộng thêm 500 triệu người dự kiến nói trên, số nông dân thoát ly ở Trung Quốc sẽ là 700 triệu người.
Khái niệm “Trung Quốc không có nông dân” đang nói tới ở đây không phải là Trung Quốc không có nông thôn, càng không phải là Trung Quốc không có nông nghiệp, mà chỉ là Trung Quốc không có hoặc về cơ bản không có nông dân làm nông nghiệp truyền thống và theo phương thức sinh hoạt truyền thống nữa.
Đất nước của những thị dân?
Vấn đề nói trên có thể sẽ đem đến những thay đổi to lớn đối với đời sống người dân và sinh hoạt xã hội, kinh tế Trung Quốc. Ảnh hưởng này có hai loại là ngắn hạn và lâu dài; đồng thời cũng gây cả ảnh hưởng tích cực và tiêu cực.
Tình hình lao động chân tay ở mức độ thấp sẽ vẫn còn căng thẳng trong một thời gian nữa, nhưng những ngành nghề dịch vụ ở thành thị (đặc biệt là loại dịch vụ liên quan tới đời sống người dân) thì lại ồ ạt phát triển. Đồng thời, cùng với sự chuyển đổi về phương thức sản xuất và phương thức sinh hoạt của nông dân, các ngành nông nghiệp, nuôi trồng quy mô nhỏ truyền thống sẽ hướng tới mục tiêu sản xuất chuyên nghiệp hóa ở quy mô lớn. Nhìn xa hơn, điều này sẽ đảm bảo tính bền vững cho quá trình phát triển của kinh tế Trung Quốc.
Đất nước Trung Quốc không có nông dân ám chỉ sự thay đổi lớn ngàn năm qua chưa từng có mà Trung Quốc sẽ nghênh đón trong tương lai gần.
Nếu trong một tương lai không xa, đại bộ phận của 700 triệu nông dân tiến vào các thành phố cấp I, II, III và trở thành thị dân, số ít chuyển thành công nhân sản xuất của ngành nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn hay ngành công thương hoặc doanh nghiệp, thì đứng trước xu thế và thách thức này, ngành gánh vác trách nhiệm đầu tiên sẽ là thể chế quản lý xã hội của Trung Quốc.
Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc cũng từng nhắc đến khái niệm “ba thế giới” trong nông thôn. Theo đó, thu nhập bình quân đầu người trên 5.000 nhân dân tệ/năm là ở các thôn có trình độ phát triển kinh tế cao, tức “thế giới thứ nhất”; thu nhập bình quân từ 3.000 – 5.000 nhân dân tệ là thôn có trình độ phát triển kinh tế trung bình -“thế giới thứ hai”; thu nhập bình quân đầu người dưới 3.000 nhân dân tệ/năm là thôn có trình độ phát triển kinh tế kém, tức “thế giới thứ ba”.
Quang Minh
Vui lòng nhập nội dung bình luận.