Truyền hình trả tiền: Từ viễn thông ‘soi mệnh’ truyền hình

Thứ hai, ngày 25/03/2013 11:31 AM (GMT+7)
Dân Việt - "Nắm thị phần truyền hình trả tiền tới gần 80% rồi 3-4 lần tăng giá cước như thời gian qua là không được" – Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son nhấn mạnh.
Bình luận 0

Bài học từ độc quyền viễn thông

Từng “làm mưa làm gió” với vị thế của một “ông lớn” Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông (VNPT) trở thành thống soái chiếm vị trí độc quyền trong một thời gian dài quyền trên thị trường viễn thông. Nắm giữ đường trục viễn thông duy nhất của đất nước nên sau sự xuất hiện của nhiều công ty viễn thông như Viettel, Saigon postel... VNPT vẫn chiếm giữ phần lớn thị phần điện thoại cố định lẫn di động.

img
 

Dù vẫn lép vế trước “đại gia” nhưng sự góp mặt của những cái tên mới đã mở ra sự cạnh tranh trên thị trường cho dù vẫn còn rất yếu ớt.

Bị “bóp nghẹt” mỗi khi thương thảo với VNPT để thuê kênh (đường trục) kết nối mạng và để được phép "thông đường" với Vinaphone và MobiFone nên dù có cạnh tranh thế nào đi nữa các công ty mới vào cuộc cũng không thể hạ giá cước xuống bằng hoặc thấp hơn giá thuê kênh của VNPT.

Vị thế độc quyền địa vị độc tôn của VNPT trên thị trường dường như chẳng có gì thay đổi. Những cái tên mới cũng chỉ như sự góp vui.

Chỉ đến giữa năm 2004, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi đó đang là Phó Thủ tướng, tuyên bố sẽ phá thế độc quyền hệ thống đường trục viễn thông quốc gia của VNPT, các doanh nghiệp viễn thông non trẻ ra đời sau VNPT mới có cơ hội được cạnh tranh công bằng thực sự.

Năm 2000, Chỉ thị 58 của Bộ Chính trị với mục tiêu "chống độc quyền, mở cửa thị trường" ra đời. Chỉ thị này được coi là dấu mốc đánh giá sự chuyển mình mạng mẽ của ngành viễn thông Việt Nam.

Việc mở cửa thị trường viễn thông cho nhiều DN khác như Viettel, EVN Telecom, FPT Telecom… cung cấp dịch vụ bên cạnh VNPT đã khiến thị trường viễn thông Việt Nam liên tục tăng trưởng bùng nổ trong hơn 10 năm qua.

Đến nay trong bối cảnh hàng loạt doanh nghiệp đang lâm vào tình cảnh phá sản, nhiều tổng công ty, tập đoàn hoạt động yếu kém phải xuống hạng thì dịch vụ viễn thông là một trong số ít các dịch vụ có giá ngày càng giảm, phù hợp với khả năng chi trả của người dân.

Không chỉ giữ vững vị thế trong nước đảm bảo 100% người Việt dùng dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam, VNPT và Viettel còn vươn ra tầm quốc tế. Quá trình "chống độc quyền, mở cửa thị trường" trong truyền thông, đã khiến giá cước hạ, chất lượng mạng tốt, thái độ phục vụ ngày càng được nâng cao…Thị trường hơn hết là một cuộc chơi công bằng.

“Nắm gần 80% rồi 3- 4 lần tăng giá là không được”

Ghi nhận từ thực tế trên thị trường truyền hình trả tiền thời gian qua chính Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son đã thẳng thắn: “Nắm thị phần tới gần 80% rồi 3-4 lần tăng giá cước như thời gian qua là không được”.

Lên tiếng “ngăn sông cấm chợ” với các doanh nghiệp viễn thông những đứa con cưng của VTV chỉ càng làm cho khách hàng nghĩ về tham vọng độc quyền trong cuộc chơi truyền hình trả tiền. Với uy thế chính trị và tiếng nói có trọng lượng của người mẹ VTV, VCTV, SCTV, K+ không thiếu sức mạnh. Ai cũng có thể thấy trận đấu trên thị trường truyền hình trả tiền họ đang là những người đá trên sân nhà vậy họ ngại điều gì?

Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn cũng từng thẳng thắn chỉ ra lo ngại: “Nếu VTV tranh thủ thời gian này để thôn tính thêm các DN nhỏ hơn thì sớm muộn cũng độc quyền”. Từ đó, Thứ trưởng yêu cầu các Cục Viễn thông, Cục Phát thanh - Truyền hình phải tiến hành rà soát ngay tất cả các đơn xin cấp phép mới của DN, nhất là những DN lớn, nhiều nguồn lực, đang sở hữu nền tảng khách hàng trên 100.000 thuê bao.

Bài học và kết quả từ viễn thông vẫn còn đó. Rõ ràng thị trường truyền hình trả tiền mà cụ thể là truyền hình cáp có tiềm năng phát triển mạnh. 9 năm có lẽ cũng là quãng thời gian đủ dài để thị trường truyền hình cáp “chống độc quyền, mở rộng thị trường”.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem