Truyền thống đón năm mới độc đáo của các nước vào dịp Tết nguyên đán

Minh Châu (Theo nbcnews) Thứ hai, ngày 22/01/2018 18:55 PM (GMT+7)
Không phải tất cả các nước châu Á đều đón chào năm mới theo cùng một cách hoặc cùng một lúc. Có hàng chục cái Tết truyền thống độc đáo khác nhau trong khu vực sẽ xuất hiện trong năm mới.
Bình luận 0

img

Trong khi hàng ngàn người tập trung tại quảng trường Times Square của Manhattan để tham gia vào một trong những lễ hội truyền thống được đón chào  nhất trong năm mới của nước Mỹ, thì đối với hầu hết các quốc gia ở Châu Á và một phần lớn cộng đồng người Mỹ gốc Á - lễ hội lớn để đón chào năm mới sẽ bắt đầu vào cuối tháng Giêng và được gọi là Tết Nguyên đán. Dĩ nhiên, không phải tất cả các nước châu Á đều đón chào năm mới theo cùng một cách hoặc cùng một lúc. Có hàng chục cái Tết truyền thống độc đáo khác nhau trong khu vực sẽ xuất hiện trong năm mới.

Lễ hội nước ở Đông Nam Á

img

Tại các nước Lào, Myanmar, Thái Lan, lễ hội năm mới được tổ chức vào mùa gần như nóng nhất trong năm - hoàn hảo cho các lễ hội nước đón chào năm mới ở các nước này. Nó còn được gọi là lễ hội "Songkran" ở Lào và Thái Lan, là "Thingyan" ở Myanma. Những người tham gia lễ hội sẽ cùng lao vào một “trận đánh bằng nước với quy mô lớn”, họ sử dụng bát, xô, súng nước để té vào người nhau với mục đích làm sạch mọi tội lỗi của người khác và của mình.

Lễ hội túi Fukubukuro ở Nhật Bản

Trong dịp Tết Nguyên Đán, ngày 1 tháng 1, các cửa hàng sẽ bán những chiếc túi lấy tên là "fukubukuro" bên trong đựng đầy các mặt hàng mà cửa hàng này kinh doanh như một cách thúc đẩy doanh số bán hàng và tri ân khách hàng. Tất cả các cửa hàng, từ cửa hàng bánh kẹo, mỹ phẩm đến cửa hàng Apple Store và cửa hàng đồ xa xỉ, sang trọng, đều bán các túi xách này, với mức giá có thể từ 10 đến hàng trăm USD. Khách hàng mua túi mà không biết bên trong đựng những gì, mặc dù họ chắc chắn là được mua với mức giá được giảm mạnh.

Lễ hội đèn lồng ở Trung Quốc

img

Để kết thúc lễ Tết Nguyên Đán, các cộng đồng người Trung Quốc tổ chức Liên hoan Lồng đèn - lễ kỷ niệm được đánh dấu bằng đèn lồng từ những hộp giấy xếp bằng tay đơn giản đến những chiếc đèn lồng cầu kỳ gắn bằng câu chuyện có hình dạng động vật và thực vật.

Món ăn 6 vị chào năm mới ở Ấn Độ

Trong bữa tiệc chào mừng năm mới ở miền Bắc Ấn Độ, người ta thường ăn "ugadi pachadi", một món ăn có sáu vị - đắng, ngọt, cay, mặn, chua và gắt. Hương vị đại diện cho 6 cảm xúc trong cuộc sống - buồn bã, hạnh phúc, tức giận, sợ hãi, ghê tởm và bất ngờ.

Lễ kỷ niệm gia súc

Trong lễ mừng năm mới của "Bohag" hay "Rangali Bihu" ở khu vực Assam của Ấn Độ, gia súc trong thành phố được đưa đến một nguồn nước để tắm bằng thảo mộc. Sau khi tắm, chúng được đưa trở lại trang trại, được buộc dây mới và cho ăn các loại rau, bánh kẹo.

Du lịch trong dịp lễSeollal

Trong lễ kỷ niệm năm mới "Seollal" của người Hàn Quốc, giao thông trở nên vô cùng khó khăn khi mọi người quay trở lại thành phố nơi họ được sinh ra để đón chào năm mới. Các gia đình sắp xếp thời gian vài tháng trước và đi du lịch bằng ô tô và họ có thể mất thời gian gấp 2 đến 4 lần so với bình thường do khối lượng người tham gia giao thông tăng đột biến.

Lễ đốt lửa ở Bali

img

Lễ đốt lửa trong nghi thức "Mesabatan Api" tại Bali, Indonesia. Mesabatan Api được tổ 1 ngày trước Ngày Nyepi Im lặng, nó tượng trưng cho việc thanh lọc vũ trụ và cơ thể con người qua lửa. Nyepi là ngày tết cổ truyền của người Bali theo lịch Saka. Sau “ngày im lặng”, thanh niên ở làng Sesetan ở Denpasar, Bali, tham gia vào một nghi lễ hôn gọi là omed-omedan. Trong lễ nghi, thanh niên đi theo đường phố, nếu gặp phụ nữ sẽ kéo họ lại để hôn.  

Nonagathe ở Sri Lanka

Trong lễ hội năm mới của Sri Lanka ở Aluth Avurudda, có khoảng 12 giờ được gọi là "nonagathe", khi mặt trời lặn giữa hai chòm sao khác nhau. Khoảng thời gian đó được xem là rơi vào năm cũ hoặc năm mới. Trong khoảng thời gian này, mọi người không được làm việc với niềm tin rằng nó sẽ không thành công, thay vào đó hãy cầu nguyện và tham dự các nhà thờ.

Cuộc thi bắn cung Bhutan

img

Ngoài tụ họp gia đình, ăn cơm và dọn dẹp nhà cửa, người Bhutan kỷ niệm năm mới bằng cách tổ chức các cuộc thi bắn cung, môn thể thao quốc gia của đất nước này. Những người bắn cung phải mặc quần áo truyền thống nhưng được phép mang giày thể thao và sử dụng những loại cung hiện đại.

Tục lệ xông nhà ở Việt Nam

Ở Việt Nam, người đầu tiên đến thăm nhà hoặc công trong năm mới, gọi là "xông đất" là biểu tượng cho sự may mắn mà gia đình hoặc công ty đó mong đợi trong suốt phần còn lại của năm. Theo truyền thống, các gia đình sẽ mời các nhân vật thân thiết, có uy tín đến thăm. Nhưng vài năm gần đây còn xuất hiện dịch vụ thuê khách du lịch ăn mặc giống một số người thành công hoặc có tuổi tác hợp với gia chủ để đến xông nhà.

Làm bánh đầu năm ở Nhật Bản

img

Một trong những sự kiện lớn nhất trong năm mới của Nhật Bản là làm bánh gạo mochi bằng các phương pháp truyền thống. Cơm gạo được ngâm trong nước qua đêm và nấu chín sau đó giã bằng cối đá và chày bằng gỗ bởi một nhóm những thanh niên khỏe mạnh.

Lễ hội Kongsi Raya ở Malaysia

Malaysia là một trong những quốc gia đa dạng nhất ở châu Á, với đa số dân số là người Hồi giáo và những người thiểu số gốc Trung Quốc và Ấn Độ. Đất nước này kỷ niệm Tết Nguyên Đán, lễ Deepavali và các lễ hội Hồi giáo gần như cùng lúc với nhau bởi nhữnng ngày lễ diễn ra quá gần. Vậy nên lễ Kongsi Raya, sự kết hợp của tất cả các ngày tết đầu năm mới tại Malaysia đã ra đời.

Khám phá 20 ngôi làng nằm ở vị trí độc đáo nhất thế giới

Làng chài ở Vịnh Hạ Long đã lọt vào danh sách những ngôi làng có vị trí độc đáo nhất thế giới.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem