Truyền thông Mỹ dè bỉu máy bay chiến đấu tối tân F-35

Quang Minh - Sputnik Thứ hai, ngày 28/03/2016 10:55 AM (GMT+7)
Theo lịch, cuối năm 2016 này chiếc Lockheed Martin F-35 sẽ có mặt trong biên chế quân đội Mỹ nhưng vẫn còn quá nhiều vấn đề với chiếc máy bay đắt đỏ nhất của Mỹ.
Bình luận 0

img

Lockheed Martin F-22 Raptor.

Những lỗi lầm liên tục gặp phải về phần mềm và hệ thống an ninh khiến F-35 bị báo chí Mỹ gọi bằng biệt danh “máy bay ăn thịt Lầu Năm Góc”. Nhiều vấn đề hiện nay chưa có cách giải quyết và radar hỗ trợ máy bay cũng không ổn định khi chiến đấu, thông báo được chuyên gia thử nghiệm vũ khí hàng đầu Lầu Năm Góc đưa ra ngày 23.3.

1 nghìn tỉ USD đầu tư vào máy bay tiêm kích tấn công kết hợp F-35 đang khiến dân Mỹ thất vọng khi mới đây, hệ thống radar của máy bay đắt giá nhất quân đội Mỹ đang gặp vấn đề. Thiếu tướng Không quân Mỹ Jeffrey Harrigian giải thích vấn đề radar trên tạp chí quân sự IHS Jane: “Hệ thống liên tục gửi tín hiệu báo rằng radar chưa được nâng cấp hoặc có trục trặc. Điều này buộc toàn bộ hệ thống phải khởi động lại”.

img

Boeing F/A-18E/F Super Hornet.

Về cơ bản, phi công sẽ phải khởi động lại radar. Vấn đề này quả là khó tin với một chiếc máy bay tiêm kích được đầu tư quá nhiều tiền của nghiên cứu, chế tạo. Khả năng hoạt động của máy bay sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi lỗi nhỏ này.

Biên tập viên mảng quân sự Dave Majumdar đã nghĩ ra ý tưởng mới thay thế chiếc máy bay F-35 vốn được thiết kế cho Không quân, Hải quân và Lục quân Mỹ. “Đối với không quân Mỹ, giải pháp khả dĩ nhất hiện nay là tái sử dụng chiếc F-22 Raptor”, Dave viết trên tờ National Interest.

Tác giả bài báo cho biết “tái lập lại dây chuyền sản xuất sẽ tốn kém và khó khăn” và “F-22 có hệ thống phần mềm quá lỗi thời so với yêu cầu hiện tại”. Tuy nhiên, Dave tin rằng một phi đội 400 chiếc F-22 mới tinh sẽ giúp không quân có được lợi thế ít nhiều cho đến khi những mẫu máy bay mới nâng cấp như Lockheed F-16 và Boeing F-15E Strike Eagles ra mắt.

img

F-35 Lightning II được phát triển từ máy bay X-35 theo dự án máy bay tiêm kích tấn công kết hợp (JSF), là loại máy bay tiêm kích một chỗ ngồi, có khả năng tàng hình, đa năng, có thể thực hiện các nhiệm vụ như yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật và chiến đấu không đối không.

Đối với Hải quân, chiếc Boeing F/A-18E Super Hornet hai động cơ, siêu âm và hoạt động mọi thời tiết là một máy bay chiến đấu phù hợp với việc cất, hạ cánh từ tàu sân bay.

Dave cho rằng Mỹ và liên quân không nên mua F-35 cũng như các dòng máy bay của Eurofighter, Dassault, Boeing F/A-18E/F, Gripen hoặc F-16 bản nâng cấp.  Nhóm tư vấn quân sự Air Power Australia cho rằng chiếc F-35 là một phiên bản “chẳng có gì tốt và tệ ở mọi điểm” khi bay thử từ Darwin tới Katherine.

Australia cũng từ chối kế hoạch mua 72 chiếc F-35 từ Mỹ. Chủ tịch nhóm tư vấn Air Power Peter Goon cho biết “chiến lược marketing và bán máy bay đã gặp phải trở ngại lớn khi chiếc F-35 gặp vấn đề nghiêm trọng”. Peter còn nói rằng cách bán máy bay này chẳng khác gì “hệ thống đa cấp”.

img

Máy bay đã được thao diễn vào năm 2000. Một kiểu mẫu sản xuất thử đã cất cánh lần đầu vào ngày 15.12.2006.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem