Tục lệ kỳ lạ của bộ lạc Ariaal, trai gái yêu nhau nhưng chỉ là người tình, không được cưới

Thứ hai, ngày 17/05/2021 06:43 AM (GMT+7)
Các chàng trai chưa vợ của bộ lạc Ariaal ở Kenya được gọi là “chiến binh” cho tới khi khoảng 30 tuổi. Họ thể hiện sự ga lăng lãng mạn của mình với phụ nữ của mình bằng những vũ điệu ấn tượng. Tuy nhiên họ chỉ được phép yêu và coi nhau như người tình, bởi "chiến binh" bộ lạc Ariaal chỉ cưới phụ nữ của gia tộc khác.
Bình luận 0
Ấn tượng với tục lệ giết bò, cướp cô dâu của các “chiến binh” bộ lạc Ariaal - Ảnh 1.

Các "chiến binh" Ariaal lãng mạn bên những "nekerai" xinh đẹp. (Ảnh: photokunst)

Các chiến binh bộ lạc Ariaal thể hiện sự ga lang, lãng mạn với các cô gái bằng vũ điệu thật đẹp, thật hấp dẫn 

Do phải chăn thả lạc đà xa nhà nhiều tháng nên mỗi khi có dịp gặp gỡ, giao lưu là các "chiến binh" bộ lạc Ariaal lại cố gắng thể hiện sự ga lăng lãng mạn của mình với phụ nữ. Cách hiệu quả nhất là nhảy thật đẹp, thật cao để gây ấn tượng trong các dịp lễ lạt, hội hè thường diễn ra vào tháng 12 cuối mùa mưa cũng là mùa cưới.

Chọn được cô gái nào làm "nekerai" (bạn gái hoặc người tình tiềm năng), "chiến binh" Ariaal sẽ tặng quà cho người đẹp để ngực trần quyến rũ. Quà thường là những chuỗi hạt trĩu nặng. Tuy nhiên các cặp đôi yêu nhau sẽ không kết hôn vì theo tục lệ, "chiến binh" bộ lạc Ariaal chỉ cưới phụ nữ của gia tộc khác.

Ấn tượng với tục lệ giết bò, cướp cô dâu của các “chiến binh” bộ lạc Ariaal - Ảnh 2.

Thiếu nữ Ariaal tham dự một đám cưới ở Karare, Kenya. (Ảnh: Getty)

Còn bạn gái của anh ta sẽ đóng vai trò "người ngoài cuộc lặng lẽ" khi cuộc thương lượng "ngã giá cô dâu" diễn ra giữa cha mẹ cô với người đàn ông lớn tuổi nào đó mà cô hầu như không hề biết, đến cầu hôn.

Bò được coi là một phần nghi lễ quan trọng trong các lễ cưới. Trước ngày cưới, cha đẻ của cô dâu phải "canh gác" cẩn thận con bò nghi lễ để ngăn chặn tình trạng cô dâu bỏ trốn, do thường bị ép gả cho người đàn ông lớn tuổi và đã có nhiều vợ.

Ấn tượng với tục lệ giết bò, cướp cô dâu của các “chiến binh” bộ lạc Ariaal - Ảnh 3.

Một nhóm phụ nữ Ariaal trên đường đi dự đám cưới. (Ảnh: Maris Stenzel)

Nếu không, bất kỳ một người đàn ông nào khác thích cô gái đó mà giết được con bò trước mặt chú rể, anh ta được quyền đưa cô dâu đi "làm của riêng". Chuyện này thường xảy ra với các "chiến binh" Ariaal, sau khi giết được con bò anh ta kéo theo cô dâu cùng chạy trốn.

Các "chiến binh" Ariaal vốn là những chàng trai dũng cảm, họ đặc biệt tôn trọng sự dũng mãnh của sư tử, thậm chí có cả bài hát ca ngợi "chiến binh" nào hạ gục được sư tử.

Ấn tượng với tục lệ giết bò, cướp cô dâu của các “chiến binh” bộ lạc Ariaal - Ảnh 4.

Các "chiến binh" Ariaal đảm trách việc chăn thả lạc đà trong nhiều tháng tại những khu trại xa xôi trên cao nguyên. (Ảnh: Maris Stenzel)

Bộ lạc Ariaal với "nền văn hóa cầu nối"

Bộ lạc Ariaal được cho là có nguồn gốc từ tộc người Samburu. Người Samburu là bộ lạc bán du mục, chủ yếu chăn nuôi gia súc nhờ học được cách chăn nuôi và quản lý đàn gia súc đặc biệt là với lạc đà, từ tộc người Rendille hàng xóm ở phía đông của họ.

Ấn tượng với tục lệ giết bò, cướp cô dâu của các “chiến binh” bộ lạc Ariaal - Ảnh 5.

Bộ lạc Ariaal bao gồm khoảng 10.000 người, là một trong những tộc người chăn nuôi du mục, sống biệt lập kiểu ẩn dật tại vùng núi hẻo lánh khô cằn như sa mạc ở phía bắc Kenya. (Ảnh: thebasketroom)

Bộ lạc Ariaal khá cởi mở và được đánh giá là linh hoạt hơn trong việc thích ứng với mọi hoàn cảnh. Vì thế họ được coi như "nền văn hóa cầu nối" giữa hai bộ lạc Samburu - Rendille.

Bộ lạc Ariaal vốn ít được biết đến. Mãi tới năm 1974, nhà nhân chủng học người Mỹ Elliot Fratkin mới tình cờ gặp họ rồi cùng chung sống với bộ lạc Ariaal gần 20 năm.

Ấn tượng với tục lệ giết bò, cướp cô dâu của các “chiến binh” bộ lạc Ariaal - Ảnh 6.

Bộ lạc Ariaal chấp nhận ngôn ngữ, văn hóa, các truyền thống, nghi lễ, tín ngưỡng và cách thực hành của người Rendille (trong hình trên là cảnh Herr Heroon - lễ bò tót - của các "chiến binh Rendille). (Ảnh: gregcookland)

Sau đó ông Fratkin viết cuốn sách "Ariaal Pastoralists of Kenya" (Những người Ariaal chăn nuôi gia súc ở Kenya). Năm 1999 kênh truyền hình Mỹ National Geographic cũng mô tả về bộ lạc Ariaal trong chương trình về "các nền văn hóa đang biến mất".

Gia súc đóng vai trò rất quan trọng với bộ lạc Ariaal vì là nguồn thực phẩm đặc biệt cần thiết trong các nghi thức tế lễ, cũng là vật phẩm để đổi chác, giao dịch, buôn bán…

Ấn tượng với tục lệ giết bò, cướp cô dâu của các “chiến binh” bộ lạc Ariaal - Ảnh 7.

Lạc đà chiếm vị trí số 1 do vừa là phương tiện di chuyển chính, vừa cung cấp sữa và cũng là tài sản giá trị nhất. Việc chăm sóc lạc đà là đặc quyền của đàn ông, con trai bộ lạc Ariaal (tương tự như tập quán của người Rendille trong hình trên). (Ảnh: pinterest.com.mx)

Những con non và lạc đà mẹ nuôi con được giao cho các cậu bé Ariaal chăn thả gần nơi ở. Các "chiến binh" Ariaal chịu trách nhiệm đưa số lạc đà không vắt sữa đến những khu trại xa xôi trên cao nguyên, gần nơi có nguồn nước.


Linh Quyên (sfgate, researchgate)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem