Tục thủy hử

  • Quan niệm sai lầm lớn nhất về Tống Giang chính là đánh giá thấp cơ mưu và năng lực cầm quân đánh trận của “Tống Công Minh”. Đúng là ở xuất phát điểm, Tống Giang không so được với Ngô Dụng hay Chu Vũ về am hiểu binh pháp hay ứng biến trên sa trường. Nhưng khác với những tay được coi là cơ trí bậc nhất Lương Sơn vốn trước sau không hề có sự bứt phá về bản lãnh, Tống Giang tiến bộ không ngừng.
  • Đọc Thủy Hử, ai cũng biết Lý Quỳ nể nhất Tống Giang chủ yếu là vì mến cái tình cái nghĩa của “Cập thời Vũ”. Có điều, trị được tay Hắc Toàn Phòng chẳng sợ Trời chẳng sợ Đất này, nhiều khi những lời lẽ phải trái của họ Tống cũng chẳng ăn nhằm gì. Nhưng “Thiên ngoại hữu thiên, Nhân ngoại hữu nhân”, Lương Sơn Bạc vẫn có hai hảo hán đích thị là… khắc tinh của “Thiết ngưu”.
  • Dân Việt từng có bài viết về một tướng bên Phương Lạp, từng trực tiếp và gián tiếp gây ra cái chết của tổng cộng 13 đầu lĩnh Lương Sơn Bạc trong phần Tục Thủy Hử (hậu Thủy Hử). Đó là “Tiểu Dưỡng Do Cơ” Bàng Vạn Xuân. Nhưng họ Bàng dù sao cũng dùng tên bắn hạ các anh hùng Lương Sơn chứ không phải là tay thực sự xuất sắc trong giao chiến trực tiếp. Xét về bản lĩnh võ nghệ, năng lực chiến đấu thì số một quân Phương Lạp chính là Nam Ly Đại tướng quân Thạch Bảo.
  • Thủy Hử có nhiều anh hùng, hảo hán giỏi bắn cung. Nhưng số 1, được tất cả thừa nhận chính là Tiểu Lý Quảng Hoa Vinh. Nhưng đến phần Hậu Thủy Hử, trong lần đại quân Lương Sơn đi đánh dẹp Phương Lạp, đã xuất hiện một nhân vật với tài cung tiễn siêu phàm, không hề thua kém Tiểu Lý Quảng. Một tay cung bá đạo, đã trực tiếp và gián tiếp, gây ra cái chết của tổng cộng 13 đầu lĩnh Lương Sơn Bạc.
  • Phương Lạp được nhắc đến và khắc họa trong tiểu thuyết Hậu Thủy hử của Thi Nại Am và La Quán Trung, có thể coi là nhân vật quan trọng gắn với hành trình suy tàn của 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc.
  • Thủy Hử truyện và Tam Quốc diễn nghĩa là hai tác phẩm xếp vào “Tứ đại danh tác” của văn học Trung Quốc mọi thời đại. Nhưng tác giả của 2 bộ tiểu thuyết chương hồi kinh điển này, Thi Nại Am và La Quán Trung, không chỉ là những người cùng thời (cuối Nguyên – đầu Minh). Mối quan hệ giữa họ thực ra là vô cùng sâu sắc…