Tuyển sinh các trường ngành Kinh tế đình đám năm 2024: Xu hướng ngành hot nhất
Tuyển sinh các trường ngành Kinh tế đình đám năm 2024: Xu hướng ngành hot nhất
Tào Nga
Thứ hai, ngày 04/03/2024 06:32 AM (GMT+7)
Nhiều trường ngành Kinh tế đã công bố đề án tuyển sinh đại học năm 2024, có trường lấy chứng chỉ ngoại ngữ IELTS từ 5.5 khiến không khí tuyển sinh năm nay đang trở nên nóng dần lên.
Tuyển sinh các trường đại học ngành Kinh tế năm 2024
Trường Đại học Ngoại thương công bố năm nay trường giữ ổn định các phương thức tuyển sinh đại học chính quy như năm 2023. Cụ thể 5 phương thức xét tuyển năm 2024 như sau:
Phương thức 1 xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia/đạt giải trong kỳ thi HSG quốc gia hoặc trong cuộc thi KHKT quốc gia, đạt giải (nhất, nhì, ba) HSG cấp Tỉnh/Thành phố lớp 11 hoặc lớp 12, và thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên.
Phương thức 2 xét tuyển kết hợp giữa Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập THPT/chứng chỉ năng lực quốc tế dành cho thí sinh hệ chuyên, hệ không chuyên của các trường THPT. Thí sinh phải có tổng điểm các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của một trong các tổ hợp môn xét tuyển của trường (bao gồm cả điểm ưu tiên khu vực và đối tượng) đạt từ 24,0 điểm trở lên; Có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 8,0 trở lên và có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế cụ thể như sau:
Chương trình CLC ngành Ngôn ngữ Anh
Chương trình CLC ngành Ngôn ngữ Nhật
Chương trình CLC ngành Ngôn ngữ Pháp
Chương trình CLC ngành Ngôn ngữ Trung
Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS (Academic) từ
6.5 trở lên, hoặc TOEFL iBT từ 79 trở lên, hoặc có chứng chỉ Cambridge của Hội đồng Khảo thí tiếng Anh Đại học Cambridge (Cambridge English Qualifications) đạt từ 180 điểm trở lên hoặc đạt từ giải Ba HSG quốc gia môn tiếng Anh trở lên.
Chứng chỉ tiếng Nhật trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt trình độ từ N3 với mức điểm từ 130/180 điểm trở lên của kỳ thi Năng lực tiếng Nhật JLPT do Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation – JF) và Hiệp hội hỗ trợ giáo dục quốc tế Nhật Bản (Japan Educational Exchanges and Services – JEES) phối hợp tổ chức, hoặc Điểm bài thi môn tiếng Nhật (bao gồm điểm của các phân môn Nghe hiểu, Đọc hiểu, Nghe đọc hiểu và Viết luận) trong Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU) đạt từ 220 điểm trở lên, hoặc đạt từ giải Ba HSG quốc gia môn Tiếng Nhật trở lên.
Bằng tiếng Pháp trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) từ DELF – B2 trở lên do Đại sứ quán Pháp cấp, hoặc đạt từ giải Ba HSG quốc gia môn Tiếng Pháp trở lên.
Chứng chỉ tiếng Trung trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt trình độ từ HSK
4 với mức điểm 280/300 điểm trở lên do Hanban cấp, hoặc đặt từ giải Ba HSG quốc gia môn Tiếng Trung trở lên.
Phương thức 3 xét tuyển kết hợp giữa Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Phương thức 4 xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo các tổ hợp môn xét tuyển của trường.
Phương thức 5 xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi đănh giá năng lực do ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP.HCM tổ chức trong năm 2024.
Phương thức xét tuyển thẳng năm 2024: Dự kiến thời gian đăng ký vào tháng 6 theo kế hoạch tuyển sinh của Bộ GDĐT. Xét tuyển đặc thù với Chương trình định hướng phát triển quốc tế Kinh tế chính trị quốc tế
Tổng chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy của Trường Đại học Ngoại thương năm 2024 dự kiến là 4.130 chỉ tiêu cho cả Trụ sở chính Hà Nội và các cơ sở trực thuộc.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng công bố đề án tuyển sinh cơ bản giữ ổn định phương án tuyển sinh như năm 2023 với 3 phương thức xét tuyển. Chỉ tiêu dự kiến năm nay là 6.200 và được phân bổ như sau: Xét tuyển thẳng 2%, Xét điểm thi tốt nghiệp THPT 18% và phương thức kết hợp 80%.
Phương thức xét tuyển kết hợp năm 2024 gồm 2 nhóm đối tượng.
Nhóm 1 không sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT, gồm các đối tượng: Thí sinh có chứng chỉ quốc tế SAT hoặc ACT, thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực (HSA) của ĐHQG Hà Nội hoặc (APT) của ĐHQG TPHCM hoặc có điểm thi đánh giá tư duy (TSA) của ĐH Bách khoa Hà Nội; thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (CCTAQT) kết hợp với một trong các điểm thi HSA/APT/TSA nêu trên.
Cụ thể, SAT từ 1200 điểm trở lên; ACT từ 26 điểm trở lên; HSA từ 85 điểm trở lên; APT từ 700 điểm trở lên; TSA từ 60 điểm trở lên; hoặc thí sinh có CCTAQT đạt IELTS 5.5 hoặc. TOEEL iBT 46 hoặc TOEIC (4 kỹ năng: L&R 785, S 160 &W 150) trở lên kết hợp với điểm HSA/APT/TSA nêu trên.
Nhóm 2 sử dụng kết hợp điểm quy đổi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024, cụ thể là: Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn 2 năm tính đến ngày 1/6/2024 đạt IEL/TS 5.5 hoặc TOEFLiBT 46 hoặc TOEIC (4 kỹ năng: L&R 785, S160, W 150) trở lên và có điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của môn Toán và 1 môn khác môn tiếng Anh thuộc các tổ hợp xét tuyển của Trường.
Theo đề án tuyển sinh vừa được Học viện Tài chính công bố, tổng chỉ tiêu tuyển sinh của trường là 4.500, với Chương trình chuẩn là 3.100; Chương trình đào tạo định hướng chứng chỉ quốc tế là 1.280; Chương trình liên kết đào tạo mỗi bên cấp một bằng cử nhân là 120.
5 phương thức tuyển sinh của Học viện Tài chính năm 2024 gồm xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế của Bộ GDĐT; xét tuyển học sinh Giỏi dựa vào kết quả học tập THPT; xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024; xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024; xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024.
Với phương thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024, thí sinh được yêu cầu có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (chứng chỉ IELTS Academic đạt từ 5.5 điểm/TOEFL iBT đạt từ 55 điểm; hoặc kết quả thi SAT đạt từ 1050/1600 điểm/ACT đạt từ 22 điểm trở lên. Chứng chỉ, kết quả thi còn hiệu lực tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ.
Năm 2024, Trường Đại học Thương mại tuyển 4.950 sinh viên cho 38 chương trình đào tạo. Trường giữ ổn định 5 phương thức tuyển sinh, gồm xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GDĐT; xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2024; xét học bạ ba năm (chỉ áp dụng với học sinh trường chuyên); xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực, tư duy; xét tuyển kết hợp.
Trong đó, phương thức xét tuyển kết hợp chia thí sinh thành ba nhóm. Nhóm thứ nhất và hai kết hợp chứng chỉ quốc tế với điểm thi tốt nghiệp hoặc học bạ. Các chứng chỉ được chấp nhận gồm IELTS 5.5, TOEFL iBT 50, HSK4, TCF 400, DELF B2; SAT 1000, ACT 20 trở lên. Điểm chứng chỉ sẽ được quy đổi, kết hợp với điểm môn Toán và một trong các môn Ngữ văn, Vật lý, Hóa học để xét tuyển.
Thạc sĩ Vũ Hồng Thanh, Trưởng phòng Tuyển sinh và Truyền thông, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp cho hay năm nay nhà trường tuyển sinh 24 ngành, dự kiến 5.600 chỉ tiêu theo 5 phương thức. Đối với ngành Ngôn ngữ Anh, điểm môn Tiếng Anh trong tổ hợp xét tuyển tối thiểu đạt từ 6,00 điểm trở lên. Thí sinh có thể sử dụng chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế để quy đổi điểm thay thế môn Tiếng Anh trong tổ hợp xét tuyển. Với thí sinh đăng ký tổ hợp xét tuyển có môn Tiếng Anh, nếu có chứng chỉ IELTS Academic hoặc TOEFL iBT, trường quy đổi như sau:
Xu hướng ngành hot nhất trong nhóm ngành Kinh tế
Mới đây, khi trả lời thắc mắc của một phụ huynh quan tâm tới nhóm ngành kinh tế về dự báo trong 5 năm tới ngành nào có cơ hội việc làm lớn nhất, GS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Phó giám đốc Đại học Kinh tế TP.HCM, cho biết, hầu hết học sinh, phụ huynh đều muốn chọn ngành phù hợp với nhu cầu của xã hội để có cơ hội việc làm rộng mở.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước và thế giới hiện nay rất khó để đưa ra dự báo chính xác cho một vài năm tới ngành nghề nào sẽ có cơ hội việc làm nhiều nhất. Đặc biệt, trong thời công nghệ bùng nổ hiện nay đã thay đổi hành vi của người tiêu dùng và cơ quan quản lý rất nhiều.
Xu hướng đào tạo hiện nay có tính đa ngành, liên ngành, xuyên ngành và đa lĩnh vực. Cho nên những ngành nghề nào có kiến thức cộng hưởng về kỹ năng của nhiều lĩnh vực khác nhau thì sẽ tạo ra sự an toàn cho người sở hữu tấm bằng đại học tương lai.
Hiện nay, xu hướng kết hợp ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo để giải quyết các bài toán kinh tế truyền thống. Đừng xem học đại học như là học nghề. Ở trường đại học, cái mà sinh viên thụ hưởng đó là sự tự học, tự nghiên cứu để thay đổi, nâng cấp bản thân để tấm bằng đại học của mình không cũ kỹ, lạc hậu, dù nền kinh tế phát triển thế nào.
"Như vậy, chọn một ngành nghề phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội là quan trọng, nhưng điều quan trọng không kém là học như thế nào và học ở trường nào. Chúng ta cần phải lựa chọn ngành học phù hợp với tố chất của bản thân. Nếu chọn học ngành thời thượng nhưng chúng ta không phù hợp với nó thì cũng không thể khai thác hết tiềm năng để tạo ra sự phát triển. Các bạn nên chọn những ngành nghề có tính cộng hưởng, kết hợp đón đầu xu hướng bùng nổ công nghệ, đổi mới sáng tạo", thầy Bảo cho hay.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.