Tuyển sinh và tuyển dụng ngành sư phạm: Kỳ vọng “hút” người giỏi

Hà My Thứ năm, ngày 28/02/2019 06:30 AM (GMT+7)
Mới đây, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ có ý kiến rằng tuyển sinh đào tạo và tuyển dụng ngành sư phạm cần thực hiện như bên quân đội, “tuyển đầu vào rất cao nhưng ra trường cần phân công công việc”. Quan điểm này đã và đang nhận được nhiều ý kiến bàn luận.
Bình luận 0

Đảm bảo đầu ra cho sinh viên sư phạm

Tại phiên họp 31 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội tổ chức tuần qua, trình bày báo cáo của Chính phủ về kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ cho hay, liên quan tới các quy định về nhà giáo, Chính phủ đề nghị có quy định về chế độ tuyển dụng đặc thù (so với Luật Viên chức) đối với giáo viên (GV) các cơ sở giáo dục công lập để thu hút sinh viên giỏi học ngành sư phạm, giải quyết tình trạng thừa - thiếu cục bộ GV hiện nay.

Cụ thể, theo Bộ GDĐT, thực tế lý do sinh viên không mặn mà với ngành sư phạm đều xuất phát từ nguyên nhân chính là sau khi tốt nghiệp khó tìm việc làm. Trước đó, Bộ GDĐT đã đưa ra thống kê thiếu gần 76.000 GV nhưng kèm theo đó là tình trạng thừa GV cục bộ ở nhiều địa phương, thừa GV bậc THCS mà thiếu GV mầm non, tiểu học.

Với GV bậc THCS, Bộ đưa ra khuyến cáo cần tạm dừng tuyển mới trong vòng 3 năm ở một số địa phương. So với số giáo viên THCS đang thừa là 9.246 (tính đến thời điểm tháng 11.2017) thì các địa phương cần tính toán cụ thể số lượng GV cần tuyển mới, trong đó ưu tiên tuyển GV cho những môn học còn thiếu.

Ở cấp THPT, số được tuyển mới bổ sung thay thế GV nghỉ hưu hằng năm sẽ khoảng 1.507 người, cộng với số GV cần tuyển mới do tăng quy mô học sinh là 2.250 người. Trên cơ sở số GV thừa khoảng 8.874 khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GDĐT đề nghị các địa phương cần tính toán nhu cầu tuyển mới GV THPT từ nay đến năm 2025.

img

Sinh viên tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng năm 2018.  Ảnh: KHÁNH HIỀN

Liên quan đến việc phân công công tác cho sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp,  Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết có hai loại ý kiến. Trong đó, đa số các ý kiến góp ý phải có quy định về chế độ tuyển dụng đặc thù (so với Luật Viên chức) đối với GV các cơ sở giáo dục công lập. Cũng có ý kiến đề nghị cần có chính sách khuyến khích thông qua học bổng tín dụng và phân công công tác, tuyển dụng, chế độ lương. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị, trong bối cảnh chưa sửa được Luật Viên chức, để thu hút thu hút được sinh viên giỏi học ngành sư phạm, cần sửa đổi các quy định về lương và phụ cấp của GV cho phù hợp với ngành giáo dục...

Tại phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị: “Sinh viên đã đi học ngành sư phạm sẽ được bố trí việc làm, nhưng cần thắt chặt đầu vào. Điểm đầu vào phải rất cao nhưng đã vào sư phạm thì yên tâm là được bố trí công việc”. Ông Hiển đề nghị thêm, khi bố trí công việc cho GV thì phải theo nguyên tắc cử tới nơi nào cũng phải đến.

Cùng quan điểm, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị ngành giáo dục cần nghiên cứu tuyển dụng GV như tuyển dụng của quân đội, cần bao nhiêu thì tuyển bấy nhiêu, cứ tốt nghiệp ra trường là xếp việc chứ không phải thi viên chức. “Ra trường là có việc làm, nhưng cử anh về địa phương nào thì anh nhất thiết phải nhận nhiệm vụ. Nếu không nhận nhiệm vụ thì dù anh có đi ngành khác cũng không nhận anh nữa. Có như vậy thì mới khắc phục được tình trạng thi 3 môn 9 điểm vẫn đậu sư phạm” – ông Tỵ nhấn mạnh.

Tuyển dụng cần gắn với đào tạo

Việc thừa thiếu GV cục bộ được Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Nghĩa nhận định là do công tác quy hoạch, dự 

Việc đảm bảo đầu ra cho sinh viên chỉ là một khía cạnh, quan trọng là phải đảm bảo được chất lượng đào tạo trong trường sư phạm. Dù “nguyên liệu” đầu vào có tốt bao nhiêu đi chăng nữa nhưng vẫn giữ cách chế biến cũ thì sẽ rất khó để có được một món ăn mới ngon lành”.
TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT)

báo ở các địa phương còn hạn chế, thiếu chủ động trong xử lý tình trạng thừa  - thiếu GV. Trong khi GV THCS thừa thì GV mầm non lại thiếu trầm trọng. Theo bà Nghĩa, lý do thiếu GV mầm non là do nhu cầu gửi trẻ ngày càng tăng, đào tạo GV mầm non không chạy theo kịp tốc độ sinh đẻ, đặc biệt tại các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất. Thêm vào đó, thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, nhiều địa phương phản ánh từ năm 2015 đến nay, họ không được giao chỉ tiêu biên chế GV...

GS - TS Phạm Tất Dong - Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng việc đảm bảo đầu ra (việc làm) là mấu chốt để thu hút sinh viên giỏi tham gia ngành sư phạm: “Giải pháp mấu chốt là đảm bảo việc làm cho sinh viên sư phạm khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, trước tiên phải quy hoạch lại các trường sư phạm, tính toán đào tạo số lượng GV thật chính xác, đúng theo nhu cầu thực tế chứ không phải cứ giao chỉ tiêu đào tạo tràn lan như hiện nay.  Điều đó cũng là nguyên nhân chính khiến cho nhiều sinh viên sư phạm tốt nghiệp không có việc làm. Đồng thời, việc tuyển dụng phải gắn với đào tạo, chứ hiện nay Bộ GDĐT cứ đào tạo còn Bộ Nội vụ lại tuyển dụng nên chẳng ai chịu trách nhiệm để làm sao cho cung phù hợp với cầu”.

Theo nguyên Bộ trưởng GDĐT Nguyễn Hồng Quân, việc đảm bảo đầu ra quan trọng, nhưng tiền lương của GV cần đảm bảo cho họ đủ sống thì mới giữ được đam mê với nghề: “Cách đây hơn 20 năm, khi làm Bộ trưởng, tôi đã luôn trăn trở với điều này. Lúc đó, tôi là thành viên Ban thảo luận các vấn đề về lương, nhận thấy lương nhiều ngành, trong đó có giáo dục rất bất hợp lý. Các thầy cô nếu không dạy thêm thì lương, thu nhập rất thấp. Rất nhiều thầy cô không đủ sống với đồng lương của mình cả khi đang dạy lẫn nghỉ hưu. Có những GV hợp đồng ở Hà Nội dạy hơn 20 năm nhưng lương chỉ 3 triệu đồng/tháng. Những cô giáo miền núi về hưu mà lương vẫn không đủ sống, đành ở luôn trên vùng cao. Điều này tạo sự phân biệt trong xã hội và làm nên hình ảnh không đẹp của GV. Thế hệ trẻ không nhìn thấy những điều tích cực với nghề thì sao giữ được đam mê?”. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem