"Tuyệt kỹ" cắt chân váy dài thành ngắn của nữ sinh Nhật Bản

Hồng Linh Thứ năm, ngày 24/09/2020 10:59 AM (GMT+7)
Những chiếc váy đồng phục ngắn của nữ sinh Nhật Bản gây nên không ít tranh cãi.
Bình luận 0

Đồng phục gắn với sự thuần khiết

img

Nhật Bản là một trong số quốc gia có đồng phục đẹp nhất thế giới.

Đồng phục học sinh Nhật Bản đã được đưa vào các trường tư thục và công lập vào cuối thế kỷ 19 bao gồm đồng phục kiểu quân đội cho nam sinh và đồng phục thủy thủ cho nữ sinh. Học sinh cũng được quy định rằng không được trang điểm, nhuộm tóc, tạo kiểu không phù hợp, bấm khuyên để giữ vẻ ngoài thuần khiết và tự nhiên. Dần dần, đồng phục trở thành bộ đồ mang tính biểu tượng của giới trẻ cũng như văn hóa Nhật Bản. 

img

Văn hóa đồng phục ở Nhật Bản tồn tại đã lâu và trải qua nhiều lần biến đổi để phù hợp với hoàn cảnh.

Đồng phục học sinh Nhật Bản có nguồn gốc từ thời Minh Trị khi Thiên Hoàng mở cửa cho phép giao thương với một số nước phương Tây. Trước đó, học sinh thường mặc trang phục truyền thống tới trường, con gái mặc kimono còn con trai mặc hakama. Văn hóa Nhật Bản pha trộn với văn hóa phương Tây, ảnh hưởng đến nhiều mặt cuộc sống. Trong đó trang phục nói chung và quần áo dành cho học sinh nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật mới.

img

Các nữ sinh Nhật Bản mặc áo kiểu cổ thủy thủ kết hợp cùng với chân váy xếp ly.

Trải qua một số thay đổi, hiện tại đồng phục của học sinh Nhật Bản đã được định hình. Đồng phục cho nam là áo sơ mi trắng cùng quần âu, nữ giới sẽ mặc áo sơ mi và chân váy xếp ly. Các trường cũng sẽ có đồng phục riêng cho các hoạt động thể chất. Trang phục mùa đông không có nhiều thay đổi, thường được may bằng chất liệu dày hơn và mặc thêm áo khoác để giữ ấm cho học sinh. Với các nữ sinh, giày, tất hay nơ cũng là một phần của bộ đồng phục được quy định. 

Xu hướng mới và những chiêu lách luật

img

Các trường học ở Nhật Bản đều có quy định cụ thể về độ dài của chân váy đồng phục.

Đối với học sinh hiện đại, đồng phục đôi khi được tự sửa đổi để thể hiện phong cách cá nhân. Các em có thể chọn cắt ngắn váy, không đeo nơ hay đính huy hiệu nhỏ ở cổ áo,... Tuy nhiên vẫn luôn có giới hạn nhất định giữa sáng tạo thời trang và chuẩn mực. Đặc biệt là những chiếc váy siêu ngắn của nữ sinh Nhật Bản. Các trường học đều quy định về độ dài váy và có giáo vụ kiểm tra. Nhiều nữ sinh lách luật bằng cách sử dụng thắt lưng để co ngắn độ dài váy và kéo chúng xuống mỗi khi bị kiểm tra. 

img

Không thiếu hình ảnh những chiếc váy đồng phục ngắn "chẳng tày ngang" tràn lan trên đường phố.

Đằng sau những chiếc váy ngắn của nữ sinh Nhật Bản không phải không có nguyên nhân. Điều này là để nhắc nhở học sinh Nhật Bản nhớ về khoảng thời gian thiếu thốn, khó khăn về kinh tế đến mức vải cũng là một thứ xa xỉ bởi vậy đồng phục cho nữ được may ngắn để tiết kiệm. Tất nhiên, độ ngắn của những chiếc váy này chỉ được phép ngắn trên đầu gối ít nhất 5 cm.

img

Một trong những nguyên nhân của chiếc váy ngắn là nhằm tiết kiệm vải.

Trên các diễn đàn mạng xã hội không thiếu những câu hỏi liên quan đến đồng phục ngắn của nữ sinh Nhật Bản. Những chiếc váy cũn cỡn gây phản cảm được lý giải là xuất phát từ văn hóa thần tượng, một số người bị ảnh hưởng bởi trang phục của các ngôi sao nhạc pop với trang phục ngắn, mái tóc tẩy. Số khác cũng đứng ra thanh minh, ở Nhật Bản, chân váy đồng phục luôn đủ dài, thậm chí là qua đầu gối. Những hình ảnh về kiểu váy ngắn hở hang là không phổ biến trong thực tế.

img

Cũng có người thanh minh rằng thực tế, đồng phục nữ sinh ở Nhật Bản không quá ngắn.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem