Ngày đó, vùng này toàn là rừng khộp heo hút. Nhà nước cấp cho gia đình ông 6 tháng lương thực chẳng mấy chốc hết sạch. Căn nhà ông mới làm, năm 1987 bị hỏa hoạn thiêu rụi. Khó khăn chồng chất nhưng ông không nao núng. Bấy giờ chưa có Thủy lợi Ayun Hạ, đồng ruộng thiếu nước hầu như bỏ không, ông thuyết phục bà con bán đất cho ông. Dù mua đất phải ký nợ nhưng thấy ông quyết chí làm ăn, ai cũng sẵn lòng.
Có hơn 1ha đất, gặp lúc Nhà máy Đường Gia Lai đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu mía, ông vay tiếp nhà máy gần 500 triệu đồng để mua đất trồng mía và ký giao kèo cung cấp nguyên liệu cho nhà máy. Lúc này, ông đã nắm trong tay 30ha đất. Được một số vốn kha khá, thấy đầu ra của cây mía không chắc ăn, ông bán 20ha để lấy tiền đầu tư xây dựng trang trại...
|
Ông Hoàn bên 2 chiếc máy cày mới mua. |
Với 10ha này, ông dành 7ha trồng mía giống bán cho nông dân, 3ha còn lại ông đào ao thả cá, trồng cây ăn quả và nuôi heo rừng. Ngoài đàn heo thịt 70 con, ông nuôi 10 heo rừng nái để cung cấp giống cho các hộ có nhu cầu. Ông cũng đang nuôi thử nghiệm hươu, nai lấy nhung và cho kết quả tốt… Mỗi năm tổng thu từ trang trại, trừ chi phí, ông lãi cả tỷ đồng. Đó là chưa kể nguồn thu từ 2 chiếc máy cày ông vừa mua.
Ông Hoàn cho biết, kế hoạch mở rộng sản xuất đã sẵn sàng, nhưng trang trại của ông chưa được cấp sổ đỏ nên không thể thế chấp để vay vốn ngân hàng. Nếu đủ vốn, lợi nhuận của ông không chỉ dừng lại con số này.
Ông cũng rất tích cực tham gia công tác từ thiện của địa phương. Quỹ khuyến học, quỹ "đền ơn đáp nghĩa", ủng hộ người nghèo... ông đều góp tay. Con đường làng dài mấy cây số, mùa mưa nước đọng nhớp nháp, ông đã bỏ tiền sửa chữa để cho bà con đi lại... Ông còn đi đầu trong việc phát hiện, đấu tranh chống tiêu cực. "Mình là người lính, phải giữ cái tâm trong sáng"- ông Hoàn tâm sự.
Quốc Dinh
Vui lòng nhập nội dung bình luận.