Ukraine khao khát tên lửa Vòm sắt để trấn áp “Mưa đá” từ quân ly khai?

Vân Long (tổng hợp) Thứ hai, ngày 03/11/2014 12:47 PM (GMT+7)
Tờ báo Nga Military-informant (2.11) tiết lộ, ngoài Mỹ, một số nước khác như Ukraine, Ba Lan và Hàn Quốc cũng được cho là đang muốn mua hệ thống phòng không Iron Dome (Vòm sắt) do Israel sản xuất.
Bình luận 0

Theo các chuyên gia quân sự, Iron Dome hiện nay được xem là một tổ hợp tên lửa phòng không đạt được nhiều thành tựu công nghệ đáng chú ý.

img 

Hệ thống tên lửa đánh chặn Iron Dome với các tên lửa lợi hại Tamir.

Sau khi Bộ Quốc phòng Israel quyết định phát triển Iron Dome thì cho tới gần đây các hãng Raytheon của Mỹ đã bắt đầu tham gia sản xuất để xuất khẩu loại vũ khí này.

Tờ Military-informant cho biết, Quân đội Mỹ đã quyết định mua Iron Dome và bắt đầu thử nghiệm nó trong các môi trường tác chiến khác nhau. Sau đó, có thể Mỹ sẽ triển khai tên lửa này tới các vùng chiến sự.

>> Tên lửa quân ly khai tung sóng xung kích phá hủy xe bọc thép Ukraine  

Theo nguồn tin trên, bên cạnh Mỹ, Ukraine cũng được cho là nước đang muốn sở hữu loại tên lửa mới hàng khủng của Israel.

Đây có lẽ không phải là một thông tin tình cờ hay không có căn cứ nào. Qua nhiều nguồn tin khác nhau cho thấy, trong cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine trong suốt thời gian qua, hệ thống pháo phản lực đa nòng Grad (Mưa đá) từ phía quân ly khai được xem là một vũ khí chủ lực, chuyên pháo kích, phá hủy đáng kể các thiết bị vũ khí, nhân lực của quân đội Kiev.

Hệ thống pháo phản lực Grad được đánh giá là loại vũ khí có sức mạnh khó có thể bị đánh chặn được. Trong khi đó, Iron Dome lại được xem là “khắc tinh” của Grad.

img 

Iron Dome được đánh là "khắc tinh" của Grad. 

Theo Tạp chí Armyrecognition, Iron Dome được thiết kế là một hệ thống phòng thủ di động có hiệu quả để đánh chặn các loại rocket tầm ngắn như Grad và các mối đe dọa của các hệ thống pháo 155 mm với phạm vi lên tới 70 km trong mọi điều kiện thời tiết, kể cả có mây, mưa, bão bụi hay sương mù.

Hệ thống Iron Dome gồm có 20 ống phóng tên lửa Tamir, trang bị các cảm biến điện tử với đầu đạn đặc biệt có thể phá hủy bất kỳ mục tiêu nào trong không trung trong thời gian chỉ tính bằng giây. Theo tờ The Week, trong cuộc đụng độ giữa quân đội Israel với lực lượng Hamas vào tháng 3.2011, Iron Dome lần đầu tiên đã đánh chặn thành công một quả rocket Grad được phóng từ Gaza.

Tới tháng 11.2012, Bộ Quốc phòng Israel cho biết, hệ thống tên lửa đánh chặn Iron Dome đã thể hiện được sức mạnh của nó, khi đánh chặn thành công 85% lượng rocket được phóng từ dài Gaza.

Nếu có trong tay loại tên lửa Iron Dome, quân đội Ukraine có thể sẽ trấn áp đáng kể các đợt pháo kích bằng Grad từ phía quân ly khai.

Mới đây, theo Ukrinform (1.11), quân ly khai đã dùng pháo phản lực Grad cùng súng cối pháo kích mạnh mẽ vào làng Krymske ở Luhansk phá hủy rất nhiều ngôi nhà ở đây. Rất nhiều địa điểm khác như Hranitne, Mykolaivka, Starohnativka, Pavlopil ở Donetsk cũng được cho là đã bị quân ly khai liên tục pháo kích.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem