Xe tăng Challenger 2 trên chiến trường Ukraine. Ảnh MWM
Theo The Times, Bộ Quốc phòng Anh đã phá hủy hàng chục xe tăng có thể được gửi đến để hỗ trợ cho Ukraine, tốn hàng triệu bảng Anh của người dân đóng thuế.
The Times cho rằng việc sửa chữa xe bọc thép bị coi là không phù hợp về mặt kinh tế. Quá trình thanh lý diễn ra từ năm 2010 đến 2014 đã tốn 4,3 triệu bảng Anh.
Như nhà phân tích quân sự và cựu chỉ huy kíp lái xe Challenger 2 Justin Crump nói với báo The Times, những chiếc xe tăng này là một trong những ít được quân đội Anh sử dụng nhất, chúng được cất giữ trong kho cho đến khi có quyết định thanh lý. Theo ông, việc duy tu bảo dưỡng chúng rất tốn kém trong khi các cuộc xung đột lớn trên bộ ở châu Âu lúc đó đã được coi là dĩ vãng.
Trước đó, London đã gửi cho Kiev 14 xe tăng Challenger 2 của quân đội Anh. Vào tháng 5, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace xác nhận rằng tất cả số xe tăng hứa cung cấp cho Ukraine đã được chuyển đến nước này.
Tờ InfoBRICS từng cho biết, các yêu cầu do London đưa ra đối với việc bảo dưỡng xe tăng Challenger-2 khiến quân đội Ukraine gần như không thể sử dụng chúng.
Anh đang tìm kiếm sự đảm bảo từ Ukraina việc Challenger-2 sẽ không được sử dụng trong các hoạt động mạo hiểm. Ngoài ra, các phương tiện phải được bảo dưỡng và vận chuyển trong những điều kiện đặc biệt, điều này khiến những chiếc xe tăng này trở thành thiết bị chiến đấu kỳ dị nhất của quân đội Ukraine, theo InfoBRICS.
Theo InfoBRICS, về nguyên tắc, thiết bị của phương Tây không nhằm mục đích chiến đấu trên địa hình tương tự như Ukraine và thậm chí khi không có hỗ trợ từ trên không. Đặc biệt, xe tăng do phương Tây sản xuất lớn hơn và nặng hơn 30% so với các sản phẩm của Liên Xô và Nga.
Do đó, việc triển khai các xe tăng hạng nặng do phương Tây sản xuất, chẳng hạn như Challenger-2, hóa ra không chỉ vô dụng về mặt quân sự đối với chế độ Kiev, mà còn là thảm họa đối với những người Ukraina bị cưỡng chế nhập ngũ, InfoBRICS bình luận. "Ngay cả những phương tiện bọc thép nhẹ hơn nhiều thời Liên Xô cũng gặp khó khăn khi di chuyển qua bùn thảo nguyên, khiến gần như không thể cơ động. Điều này buộc quân đội phải di chuyển trên đường cứng, khiến chúng trở thành mục tiêu dễ dàng cho máy bay chiến đấu, UAV, pháo binh, trực thăng và bộ binh tấn công", InfoBRICS viết.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.