Đặc biệt năm 2009, vàng tăng giá tới 64,32% và đạt đỉnh điểm từ trước tới nay (trên thế giới lên đến 1.265 USD/ounce, ở trong nước lên đến 29,3 triệu đồng/lượng); ngày 28-9 đã vượt qua đỉnh điểm (trên thế giới đã vượt 1.283 USD/ounce, ở trong nước đã vượt 30,7 triệu đồng/lượng).
Nguyên nhân gì đã làm cho giá vàng trong nước tăng cao?
Ngoài yếu tố quan trọng hàng đầu là giá vàng thế giới tăng, còn có một số yếu tố tác động. Tỷ giá VND/USD từ đầu năm đến nay 2 lần tăng tổng cộng trên 5%, bình quân 8 tháng tăng 7,05% so với cùng kỳ.
Việc tái xuất khẩu vàng của Việt Nam trong 2 năm qua khá lớn (năm ngoái xuất khẩu với giá trị 2,72 tỷ USD, 8 tháng đầu năm 2010 là 1,65 tỷ USD), tuy có tác động khai thác nguồn lực còn tồn đọng trong dân dưới dạng vàng (ước tính theo giá hiện tại lên đến trên 20 tỷ USD), làm giảm nhập siêu… nhưng cũng có hiệu ứng phụ là kéo giá vàng trong nước tăng lên và làm giảm nguồn cung vàng ở trong nước,…
Với giá vàng thế giới ở mức 1.281 USD/ounce, tính theo tỷ giá 19.500 VND/USD thì giá vàng nhập về đã ở mức 30,1 triệu đồng/lượng; nếu tính thêm phí, thuế, lãi thì lên đến khoảng 30,5 triệu đồng/lượng. Điều đó có nghĩa là giá vàng trong nước có thể còn tăng lên và sau đó sẽ tăng hoặc giảm theo sự tăng lên hoặc giảm xuống của giá vàng thế giới.
Người đang giữ vàng thì có thể chốt lãi khi giá vàng trong nước vượt qua mốc 30,5 triệu đồng/lượng.
Người đang có tiền cần đầu tư vào vàng thì có thể mua vào khi giá vàng trong nước xuống dưới 29,5 triệu đồng/lượng. Người có nợ bằng vàng thì cần nhanh chóng mua để thanh toán nợ, bởi ngày nay "vàng bỏ ống" cũng còn lãi huống chi là cho vay hay đầu tư.
Các đơn vị mua vàng để xuất khẩu thì hiện không nên mua, vì 2 lẽ; giá vàng thế giới khi lên cao sẽ có tình trạng việc bán ra để chốt lãi, khi đó giá vàng thế giới sẽ xuống; trong điều kiện thế giới đang tích vàng đặc biệt là Trung Quốc khuyến khích người dân mua vàng, thì ta không nên xuất khẩu.
Đào Ngọc Lâm
Vui lòng nhập nội dung bình luận.