Urumi được cấu tạo từ những mảnh thép hoặc thau dẻo, bén và dài (khoảng 120 – 160cm). Thứ vũ khí “con lai” giữa roi và kiếm này dễ khiến người khác ám ảnh ngay từ cái nhìn đầu tiên. Không chỉ liên tưởng đến những vết thương đáng sợ có thể gây ra cho đối thủ, Urumi còn khiến người khác e sợ về nguy cơ tự gây chấn thương bằng những lưỡi kiếm cực kỳ khó kiểm soát.
Một võ sư đang tập luyện với Urumi.
Nhiều tài liệu vẫn còn đang tranh cãi về lịch sử của loại vũ khí này. Ngay cả cái tên “Urumi” cũng có thể được diễn dịch thành nhiều nghĩa khác nhau. Nếu như ngữ hệ Nam Ấn dịch từ “Urumi” thành “kiếm xoay” thì ở các vùng khác, từ “Urumi” lại có nghĩa là “lưỡi kiếm cong”. Kiếm Urumi thường được cấu tạo từ nhiều lưỡi ghép lại cùng một cán. Một số thanh Urumi được tìm thấy tại Sri Lanka thậm chí được ghép bởi 30 lưỡi kiếm. Khi không sử dụng, kiếm Urumi thường được quấn quanh thắt lưng các chiến binh.
Nhẹ và có tầm đánh xa hơn các vũ khí phổ biến khác tại Ấn Độ như kiếm Talwar, Urumi lại có một nhược điểm chết người là khó kiểm soát khi chiến đấu cự ly gần và tốc độ tái tập đòn đánh tương đối chậm. Vì thế, kiếm Urumi thường được sử dụng cùng với khiên nhỏ, phù hợp với lối đánh chặn đòn – phản công.
Theo các bằng chứng lịch sử, Urumi được sử dụng trong 3 môn võ vùng Nam Á là Angampora, Kalaripayattu và Silambam.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.