Vắc xin Covid-19 Covivac kỳ vọng chống lại biến chủng virus ở Anh, Nam Phi

Diệu Linh Thứ hai, ngày 15/03/2021 11:03 AM (GMT+7)
6 tình nguyện viên đầu tiên đã được tiêm thử nghiệm vắc xin Covid-19 Covivac trong sáng 15/3. Đây là vắc xin được kỳ vọng có hiệu quả chống được nhiều biến chủng virus, trong đó có cả biến chủng ở Anh, Nam Phi đang lây lan nhanh gần đây.
Bình luận 0

Là 1 trong 6 người được tiêm mũi vắc xin Covid-19 Covivac đầu tiên trong sáng 15/3, chị Nguyễn H (sinh năm 1995) cho biết, chị rất vui mừng vì được lựa chọn trong nhóm đầu tiên thử nghiệm vắc xin Covid-19 Covid-19. 

"Tôi không hề lo lắng gì mà rất sẵn sàng, nóng lòng được tiêm. Tôi hy vọng vắc xin sẽ có hiệu quả tốt, chống lại được Covid-19. Như vậy, Việt Nam sẽ sớm có được cuộc sống bình yên, khỏe mạnh", chị H cho biết. 

Sau khi tiêm vắc xin Covivac, chị M.T được giữ lại 24h để theo dõi sức khỏe

Nghỉ ngơi tại phòng, chị M.T (44 tuổi, là bộ đội) cho biết, chị đã tiêm vắc xin Covivac được gần 1 tiếng. Hiện chị cảm thấy sức khỏe bình thường, không có những phản ứng khác lạ. Trước khi tiêm, chị đã được các bác sĩ khám sức khỏe, tư vấn rất kỹ về những nguy cơ có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin nên chị không lo ngại, hoang mang. 

Chị cũng được lưu lại khu vực thử nghiệm trong vòng 24h để theo dõi sức khỏe. 

Trong sáng 15/3, 6 người trong số 120 người thử nnghiệm vắc xin Covivac giai đoạn 1 sẽ được tiêm mũi đầu tiên (vắc xin hoặc giả dược). Sau khi tiêm mũi đầu tiên, các tình nguyện viên được lưu lại tại khu vực thử nghiệm lâm sàng trong vòng 24h để các bác sĩ tiếp tục theo dõi, phát hiện, xử trí kịp thời và ghi nhận lại các biến cố bất lợi nếu xảy ra.

ccc - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn chứng kiến mũi tiêm vắc xin Covid-19 đầu tiên

ccc - Ảnh 2.

Vắc xin Covid-19 Covivac kỳ vọng chống lại biến chủng virus ở Anh, Nam Phi - Ảnh 4.

Vắc xin Covid-19 Covivac kỳ vọng chống lại biến chủng virus ở Anh, Nam Phi - Ảnh 5.

Sáng 15/3 có 6 tình nguyện viên được tiêm vắc xin Covid-19

Chứng kiến việc tiêm thử nghiệm vắc xin Covivac, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, dù điều kiện đầu tư của Việt Nam không được như nhiều nước ở châu Âu, Mỹ hay các nước phát triển nhưng các nhà khoa học Việt Nam đã dốc sức, nỗ lực hết lòng vì cộng đồng… mang lại thành quả bước đầu. 

Các cơ quan chức năng của Bộ Y tế và Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học làm việc khoa học, công tâm, rút ngắn tối đa thời gian để thông qua đề cương thử nghiệm lâm sàng pha 1, pha 2 trên tinh thần khoa học – chặt chẽ - an toàn…

"Đây là vắc xin mà chúng tôi rất kỳ vọng và có niềm tin sẽ thành công. Qua nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam, Ấn Độ và Hoa Kỳ cho thấy hiệu quả bảo vệ của vắc xin này không chỉ với chủng virus bình thường mà còn với biến chủng tại Anh, Nam Phi", Thứ trưởng nói.

Khi sản xuất thành công được vắc xin Covid-19 "made in Vietnam", chúng ta có thể chủ động được nguồn vắc xin trong nước. Lãnh đạo Bộ Y tế kỳ vọng cuối năm 2021, đầu năm 2022 có thể có vắc xin Covid-19 để sử dụng, thậm chí xuất khẩu.

Chia sẻ về công nghệ sản xuất vắc xin Covivac có tương đồng với công nghệ sản xuất vắc xin AstraZeneca, ông Dương Hữu Thái - Viện trưởng Viện sinh phẩm y tế và vắc xin Nha Trang (IVAC) - cho biết cả hai loại vắc xin đều sử dụng công nghệ vector tuy nhiên có giá thể khác nhau, trong đó, công nghệ của AstraZeneca dùng Adenovirus tái tổ hợp và còn của Covivac dùng NewCastle virus.

Cùng đó, IVAC sản xuất Covivac trên công nghệ trứng gà có phôi truyền thống đã sản xuất vắc xin cúm thành công. Công nghệ này quốc tế sử dụng nhiều và IVAC đã làm chủ. Còn của Astra sản xuất theo công nghệ nuôi cấy tế bào.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem