Vải vietgap
-
Những ngày này, các thành viên HTX sản xuất, tiêu thụ vải sớm Phúc Hòa (Tân Yên, Bắc Giang) đã gần như kết thúc vụ vải sớm. Năm nay, toàn bộ sản lượng vải sớm trồng theo quy trình VietGAP, GlobalGAP được doanh nghiệp bao tiêu với giá cao nên bà con rất phấn khởi.
-
Thời gian gần đây, vùng cây ăn quả Lục Ngạn đã cơ bản khắc phục được tình trạng "được mùa mất giá, được giá mất mùa" và thị trường ngày càng mở rộng. Chẳng hạn, vải thiều Lục Ngạn, ngoài chiếm lĩnh thị trường nội địa và thị trường Trung Quốc, còn được xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Hà Lan...
-
Lần đầu tiên có tem truy xuất nguồn gốc (TXNG) mã QR, lần đầu tiên có một lễ hội quy mô, vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) đang đứng trước cơ hội thâm nhập vào nhiều thị trường khó tính.
-
Trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) cho biết, hiện 70% diện tích vải thiều trên địa bàn huyện đã đạt tiêu chuẩn VietGAP. Khi giới thiệu sản phẩm ở Quảng Tây (Trung Quốc), các doanh nhân nước bạn cũng rất hài lòng với trái “lệ chi”.
-
Dù đã thực hiện đúng các quy trình của cơ quan chức năng và được chứng nhận vải đạt tiêu chuẩn VietGAP và thậm chí là cả Global Gap nhưng hàng trăm tấn vải sạch vẫn phải bán với giá thị trường, thậm chí còn thấp hơn giá vải trên thị trường.