Vàng trang sức “lên thớt”

Trần Nguyên (Thế giới Tiếp Thị) Thứ tư, ngày 11/06/2014 14:11 PM (GMT+7)
Viễn cảnh bị kiểm tra và toàn bộ vàng trong cửa hàng không đạt chuẩn quy định theo thông tư 22 của bộ Khoa học và công nghệ vừa có hiệu lực hôm 1.6 đang làm hàng ngàn hộ kinh doanh vàng lo lắng. Những gia đình giữ nhiều vàng trang sức cũng canh cánh lo đồ của mình mất giá.
Bình luận 0

Uớc tính, còn khoảng hơn 1 triệu sản phẩm vàng đang lưu hành chắc chắn không đạt chuẩn… Phóng viên đã trao đổi với ông Nguyễn Thành Long, nguyên tổng giám đốc SJC, hiện là chủ tịch hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam về nỗi lo này.

imgThị trường vẫn tồn tại hàng triệu sản phẩm vàng có khả năng không đạt chất lượng. Ảnh: Lê Quang Nhật.

Thưa ông, cũng qua ngày 1.6 được khá lâu, tình hình thị trường đang diễn biến thế nào?

- Cũng căng! Vì có một thực tế thị trường là các doanh nghiệp lớn, có tên tuổi như SJC, PNJ… cũng chỉ chiếm một thị phần vừa phải trong phân khúc vàng nữ trang, còn lại nằm rải rác đều trong các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ. Uớc tính có khoảng 10.000 cửa hàng nữ trang trên cả nước, trong đó có khoảng 3.000 cửa hàng là tự sản xuất nữ trang theo công thức gia truyền của mình, phần còn lại thì mua ở những “chành” vàng – tức là những cơ sở sản xuất sỉ. Chúng tôi tính ra, với sự chủ quan và chưa chuyển đổi kịp của các cửa hàng này, thì cả triệu món nữ trang bằng vàng đang dùng dằng giữa người bán sỉ và người bán lẻ xem ai phải chịu trách nhiệm… Nếu phải chế tác lại số nữ trang này, thì sẽ rất tốn kém, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.


Được biết, phía hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam cũng đã gởi mười đóng góp ý kiến phản biện về thông tư đặc biệt này, mọi chuyện đã diễn biến rao sao?

- Chúng tôi hết sức ủng hộ chủ trương này của bộ nhằm tạo ra một thị trường nữ trang chất lượng cao. Đó cũng là mong mỏi nhiều năm nay của những người trong ngành. Tuy nhiên, việc triển khai này còn rất nhiều vấn đề phức tạp cần phải bàn để tránh những tổn thất không đáng có. Chẳng hạn, không nói đến những khúc mắc quá chi tiết trong việc chế tác vàng, chỉ nói đến việc kiểm định và công nhận thế nào là đạt chuẩn cũng là một bài toán khó. Ai là người sẽ làm trọng tài về tuổi vàng? Trọng tài này dựa trên bộ đo nào? Bộ đo này liệu có chính xác? Chắc chắn chỉ có những tổ chức thử nghiệm có quy mô lớn, uy tín mới được tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng chỉ định. Trong khi đó, các tổ chức này chủ yếu hoạt động ở các tỉnh, thành phố lớn. Vậy việc thử nghiệm vàng trang sức, mỹ nghệ ở các tỉnh lẻ, vùng sâu, vùng xa sẽ được thực hiện như thế nào? Còn rất nhiều câu hỏi như vậy, do đó tôi cảm nhận sự lúng túng của thị trường…

Có lẽ cũng còn có sự lo lắng của những gia đình đang giữ nhiều vàng trang sức nữa, ai cũng lo tự dưng đồ trong tủ của mình tự dưng bị mất giá… Vậy theo ông, chúng ta phải làm sao?

- Tôi cho rằng Nhà nước nên cho thêm thời gian ân hạn để xem xét tất cả các khía cạnh của vấn đề gặp phải khi triển khai nghị định này trong thực tế. Chúng ta chỉ nên hướng dẫn chứ chưa nên xử phạt. Ngay cả việc xử phạt, cũng chưa biết sẽ diễn ra như thế nào. Bộ Khoa học và công nghệ, mà cụ thể là tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng chỉ nên là đơn vị cung cấp giải pháp kỹ thuật, còn chuyện quản lý kinh doanh vàng nữ trang, vàng mỹ nghệ nên là chuyện của bộ Công thương, của sở công thương các tỉnh. Ngay cả ngân hàng Nhà nước cũng chỉ nên quản lý vàng miếng chứ đừng can thiệp vào thị trường vàng nữ trang này…

Cám ơn ông.
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem