Thường người dân khai thác sớm 1 năm, có người sớm tới 2 năm. Vụ cạo mủ sớm cho thu chừng 8-10 triệu đồng/ha, rất thấp và để lại những tổn hại khó tránh cho sự phát triển lâu dài của cây. Với người trồng cao su ở Nam Đông có rất nhiều lý do khiến họ khai thác non - vì lý do kinh tế, vì có nhựa không lấy… uổng, vì thấy người khác khai thác mình cũng làm theo, cả vì sợ bão…
Cả huyện hiện đã có 3.500ha cao su, cây cao su có thể là động lực thực sự cho vùng đất này không chỉ thoát nghèo mà còn giàu có bền vững. Tuy nhiên những vườn cao su tiểu điền ở Nam Đông vốn đã có mức đầu tư thấp, liệu có đủ sức “cõng” người nông dân Nam Đông “bật” lên khi nó bị vắt nhựa ở tuổi “nhí”.
|
“Vàng trắng” thu non tại vườn cao su một gia đình ở xã Hương Lộc, huyện Nam Đông. |
|
Em Trần Đình Triển 15 tuổi ở xã Thượng Nhật thay bố mẹ đi khai thác vườn cao su non của gia đình. |
|
Chờ 5 ngày mới được miếng cao su nhỏ như miếng bánh bèo xứ Huế. |
|
Cây cao su đưa vào khai thác có chu vi 27cm, thiếu đến 13cm. |
|
Chiều cao vị trí lấy nhựa cũng thiếu một nửa so với quy định. |
|
Anh Nguyễn Văn Liêm thôn 1, xã Hương Lộc khai thác sớm vườn cao su của gia đình vì “thấy mọi người cũng thế và để thay việc đi làm thuê”. |
|
Lượng cao su không đủ để bán thẳng cho cơ sở chế biến, phải bán cho thương lái. |
Xuân Trường – An Sơn
Vui lòng nhập nội dung bình luận.