Nhóm tác giả bao gồm: Trần Thường, Nguyễn Mơ, Khánh Ngọc và trưởng nhóm Nguyễn Hồng. Chỉ với đạo cụ là 5 đôi giày, nhưng bằng sự sáng tạo và khả năng dàn dựng đồ vật, cụ thể ở đây là những đôi giày vốn dĩ vô tri, vô giác, nhóm tác giả đã cho người xem thấy được một câu chuyện hết sức cảm động, mang đậm tính nhân văn cao cả.
Mời bạn đọc cùng nghe và xem lại câu chuyện này:
Giày con ngồi lặng lẽ trong góc phòng, nó cắn chặt môi để không bât khóc thành tiếng, nước mắt rơi....mọi thứ trước mắt trở nên nhạt nhòa. Nó nhìn về nơi xa xăm, bên ngoài cửa sổ, nó nhớ giày cha, giờ này không biết cha đang làm gì, cha có ăn uống đầy đủ không, cha còn bị những cơn đau hành hạ từng đêm không....?
Giày con biết đi nhanh hơn những bạn cùng trang lứa, cũng bởi vậy cô bé vô cùng hiếu động. Giày cha luôn theo sát giày con từng chút một, nâng con dậy mỗi khi vấp ngã. Cuộc sống tuy vất vả, khó khăn, nhưng giày cha vẫn luôn dành cho con những điều tốt nhất. Những năm tháng làm việc cực khổ khiến sức khỏe giày cha giảm sút đi nhanh chóng, giày con ngày một lớn hơn, cô bé bắt đầu tới trường, khó khăn càng đè nặng lên vai giày cha. Đêm đêm, đợi giày con đi ngủ, giày cha mới lặng lẽ lấy từng miếng cao, dán vào từng khoảng da thịt thâm tím, đau nhức trên cánh tay, bả vai vì cuộc sống mưu sinh.
Giày con rất thông minh, cô bé luôn đứng nhất lớp trong tất cả các năm học. Ngoài giờ học, giày con luôn dành thời gian để giúp đỡ giày cha. Tuy hoàn cảnh éo le nhưng giày con lúc nào cũng vui vẻ, căn nhà đơn xơ, nhỏ bé của hai con luôn tràn ngập tiếng cười. Ngày già con nhận được giấy báo trúng tuyển Đại học, giày cha vui mừng không cầm được nước mắt, giày con khẽ lau nhẹ những giọt lệ vương trên má cha, nó tự nhủ sau này sễ kiếm thật nhiều tiền để cha không phải khổ nữa.
Cuộc sống ở đại học là một thử thách với giày con. Giày con bắt đầu tự ti về hoàn cảnh nghèo khó của mình, nó không có quần áo đẹp, không tiệc tùng, không được dùng điện thoại như các bạn....
Một lần đi học về cùng đám bạn, nó nhìn thấy cha đứng đợi trước cổng trường, giày cha nhìn thấy con, giơ cánh tay gầy guộc để ra hiệu cho con. Giày con vội vã ngoảnh mặt đi, nó vờ đi như không nhìn thấy cha, bước nhanh hơn vào ngõ hẻm, ông cứ ngỡ con không nhìn thấy, lẳng lặng chạy theo mà không kịp.
Năm tháng trôi qua thật nhanh, cũng đến ngày con tốt nghiệp đại học, giày con tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu. Sẵn có vóc dáng và khuôn mặt hoàn hảo, cô trở thành một người đẹp nổi tiếng trong thành phố. Cũng từ đó cuộc sống thượng lưu ăn dần vào trong cô. Không biết từ khi nào cô cảm thấy ghê sợ căn nhà mục nát của mình, chán ghét cảnh sống tủi cực, xấu hổ vì có một người cha bệnh tật. Những cuộc vui hào nhoáng dần kéo cô đi, cô không còn quan tâm đến cha nữa. Cô bỏ nhà đi hẳn. Ngày nào cũng vậy, giày cha đều ra cửa ngóng con về, dáng hình ông lầm lũi trong bóng chiều…
Thật không may cô gặp phải tai nạn, di chứng để lại khiến cô phải bỏ đi công việc của mình, cuộc sống của giày con ngày càng chật vật, giày con phải đi làm thuê để có tiền trả nợ, đến lúc nàu nó mới thấu hiểu được sự cực nhọc mà giày cha phải chịu đựng. Đêm đêm giày con vẫn nép mình trong góc phòng, nó nhớ cha, nhưng không còn mặt mũi nào để về tìm cha.
Giày con được tin cha phải nhập viện, nó tức tốc bỏ mọi công việc để chạy về. Nhìn thấy giày cha gầy rộc, gương mặt khắc khổ nay vàng xạm đi vì bệnh tật giày vò, giày con thấy hối hận vô cùng. Nó quỳ xuống bên giường bệnh của cha, xin giày cha tha thứ. Giày cha nhẹ nhàng lau nước mắt cho giày con như ngày còn bé, giày con chạy nhanh mà vấp ngã. Gương mặt của giày cha sáng lên rực rỡ hơn, ông ôm lấy giày con và thì thầm: "Về nhà với cha nghe con".
***
Chia sẻ với Dân Việt, bạn Nguyễn Hồng - một trong những tác giả bộ ảnh tâm sự: "Tác phẩm như một lời cảm ơn gửi đến các bậc làm cha, làm mẹ của nhóm tác giả. Thông qua đây, tác giả muốn gửi gắm đến người xem bức thông điệp: "Mẹ yêu con bằng dòng sữa ngọt ngào. Cha yêu con bằng giọt mặn mồ hôi.... Tình cảm ba mẹ với con cái là thiêng liêng và những đứa con luôn là tài sản vô giá của các bậc cha mẹ. Vì vậy, hãy cảm thấy hạnh phúc khi mình sinh ra còn đủ cha đủ mẹ để yêu thương và dạy dỗ...”
Vui lòng nhập nội dung bình luận.