Vì sao 1 huyện ở Nghệ An phải vận động dân bảo vệ cây măng đắng?
Chỉ là cây măng đắng thôi mà, vì sao 1 huyện ở Nghệ An phải vận động 2 hộ nông dân bảo vệ?
Thứ hai, ngày 18/04/2022 19:00 PM (GMT+7)
Ở miền Tây Nghệ An có rất nhiều loài măng dưới tán rừng được người dân sử dụng làm thực phẩm hằng ngày. Thế nhưng, có những loài nguy cơ mất giống. Trước thực tế đó, việc bảo vệ, khôi phục giống măng đắng đặc sản ở Con Cuông đang được tiến hành.
Vì sao 1 huyện miền Tây Nghệ An phải vận động nông dân bảo vệ cây măng đắng?
Theo nhiều người dân và cán bộ Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Con Cuông, có nhiều loại măng nguy cơ mất giống vì trước đây người dân đã phá đi để trồng keo. Qua khảo sát, trên địa bàn huyện, chỉ còn khoảng vài sào đất còn loại măng đắng đặc sản.
Với sự hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ, huyện Con Cuông vận động 2 hộ dân ở xã Mậu Đức, thực hiện mô hình bảo vệ, khôi phục giống măng đắng đặc sản. Diện tích trồng là 2 ha đất đồi ở vùng Khe Lãn (thuộc xã Mậu Đức).
Hiện ở huyện Con Cuông chỉ có 2 hộ tham gia khôi phục giống măng này trên diện tích 2 ha ở xã Mậu Đức. Anh Vi Xuân Yên - cán bộ Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Con Cuông cho biết, đơn vị và chính quyền thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra để mô hình thành công.
Việc khôi phục được tiến hành trên cơ sở khoanh nuôi, bảo vệ và khai thác hợp lý. Sở KH&CN hỗ trợ 1 mô hình 15 triệu đồng, gồm chi phí cán bộ tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ gia đình kinh phí bảo vệ khi dành diện tích đất trồng keo cho măng lên.
Theo ông Phóng, giá măng đắng này từ 10.000 đồng/kg trở lên, nhưng luôn hiếm, vì cung không đủ cầu.
Video loại măng này dùng làm thực phẩm, có thể luộc, nấu canh hoặc khi đi rừng có thể ăn sống như một thứ giải khát ngay sau khi khai thác. Măng này có thể ăn nhiều mà không xót bụng. T/h: Nguyên Nguyên
Ở miền Tây Nghệ An có Khu Dự trữ sinh quyển lớn nhất khu vực Đông Nam Á với tổng diện tích 1.303.285 ha; là hành lang xanh nối kết 3 vùng lõi gồm: Vườn Quốc gia Pù Mát, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt tạo nên sự liên tục về môi trường sống và các sinh cảnh duy trì hiệu quả khôi phục đa dạng sinh học.
Trong số gần 2.500 loài thực vật bậc cao có mặt tại khu vực này, có gần 2.000 loài thuộc nhóm chồi trên mặt đất (trong đó có nhiều loài măng làm thực phẩm), chiếm tỷ lệ 74%, là yếu tố chủ đạo cấu thành nên hệ sinh thái rừng nhiệt đới và gió mùa ở Việt Nam.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.