Vì sao các trường đại học nghiên cứu lấn sân sang lĩnh vực đào tạo thiết kế?

Chủ nhật, ngày 27/02/2022 06:59 AM (GMT+7)
Nếu trước đây, thiết kế chỉ thường được giảng dạy trong các trường chuyên về nghệ thuật hoặc kỹ thuật, thì hiện nay, ngày càng nhiều trường đại học nghiên cứu lấn sân sang lĩnh vực này. Tại sao?
Bình luận 0
Vì sao các trường đại học nghiên cứu lấn sân sang lĩnh vực đào tạo thiết kế? - Ảnh 1.

Thiết kế thân thiện môi trường (Nguồn ảnh: Getty Images).

Tại sao lại là các trường nghiên cứu?

Trường nghiên cứu về cơ bản được coi là mũi nhọn của bậc giáo dục đại học, nên sinh viên tại đây luôn khao khát sáng tạo và mở rộng kiến thức mới. Khi theo đuổi đào tạo thiết kế, mục tiêu của họ không phải là bảo tồn lĩnh vực thiết kế như nó vốn có, mà là thúc đẩy nó phát triển.

Bất kỳ tổ chức nào cũng cần phải cởi mở với "cái mới" nếu muốn dẫn đầu. Các trường nghiên cứu không phải là các học viện nghệ thuật hay trường thiết kế. Thay vào đó, đây là nơi ươm mầm sự đổi mới. Trong môi trường này, thiết kế không ngừng biến đổi. Các nhà thiết kế sẽ phải liên tục nỗ lực sáng tạo, tích hợp công nghệ tân tiến, nắm bắt kiến thức mới và thử nghiệm với các phương tiện truyền thông mới.

Điều gì là trọng tâm thay đổi?

Những nhà thiết kế đương đại làm việc trong các trường nghiên cứu nên tận dụng khả năng tiếp cận với các công nghệ tiên tiến và đưa chúng vào thực tiễn đời sống. Họ nên thử nghiệm với trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo và tăng cường, các hệ sinh học, khoa học và sinh thái học. Không chỉ vậy, họ cũng phải đồng thời tiếp cận với khoa xã hội và nhân văn để thể hiện rõ hơn ý nghĩa của việc trở thành một cá thể trong thời đại công nghệ lên ngôi.

Vì môi trường đại học nghiên cứu chủ yếu sẽ được định hướng bởi khoa học và tư duy phản biện, nên ta cần tích cực sáng tạo để thúc đẩy sự đổi mới mang tính đột phá tại đây. Tư duy sáng tạo sẽ mang lại nguồn cảm hứng, cơ hội để làm các cuộc thử nghiệm, đổi mới và có tính mở. Dù đây không phải là khoa học, nhưng cách tiếp cận này được coi như một sự bổ sung cho khoa học.

Tương lai của thiết kế

Ngày nay, tư duy phản biện và tư duy sáng tạo đều nên góp phần trong quá trình phát triển của thiết kế. Lĩnh vực này cũng nên lấy con người làm trung tâm, dựa trên kinh nghiệm và bằng chứng xác thực. Điều này không hề phủ nhận sự tồn tại của thiết kế truyền thống, vốn đã được rèn giũa trong lĩnh vực nghệ thuật, mà nêu lên sự cần thiết của việc tiếp tục mở rộng để duy trì sự phù hợp với thời đại.

Tương quan giữa thiết kế và nghiên cứu

Khi lĩnh vực thiết kế tiếp tục nhận được sự quan tâm từ phía công chúng, nhiều cơ hội mới sẽ không ngừng xuất hiện. Các nhà thiết kế đương đại hiện nay được kỳ vọng là những người có trách nhiệm với xã hội, văn hóa, môi trường, và công việc của họ. Tuy nhiên, để các nhà thiết kế đưa ra các lựa chọn với đầy đủ thông tin, sản phẩm của họ phải được thực nghiệm và xác định bằng nghiên cứu.

Sự khác biệt chính giữa "thiết kế vì nghệ thuật" và "thiết kế vì khoa học" là phương hướng hoạt động mà nó hướng tới. Một người thiết kế vì mong muốn thể hiện bản thân bên trong thôi thúc, còn người kia thiết kế vì quan tâm, giúp đỡ những người khác. Hai cách tiếp cận này được rút ra từ kiến thức từ hai lĩnh vực khác nhau.

Ví dụ điển hình như các nghiên cứu dựa trên khoa học xã hội sẽ giúp nhà thiết kế hiểu rõ hơn về nhu cầu của những người mà họ đang cố gắng giúp đỡ. Cách làm việc này không hề làm giảm khả năng được thể hiện bản thân của các nhà thiết kế, mà nó còn nâng tầm quan trọng của công việc mà họ đang làm.

Thách thức

Các nhà thiết kế hiện nay cần phải thách thức và đồng thời cải thiện các quy chuẩn xã hội đang tồn tại. Họ nên nắm bắt chắc chắn xu hướng chủ đạo của thời đại, nhưng cũng phải nhìn xa hơn những gì chỉ phù hợp vào thời điểm này.

Lĩnh vực thiết kế thường thúc đẩy sự độc tôn về định lý và lịch sử, nên cần phải đa dạng và khái quát hơn. Thông thường, các quy tắc thiết kế chủ đạo từ "phương Tây" có xu hướng loại trừ những thế giới quan không phù hợp với khuôn khổ nghiêm ngặt này.

Trong thế giới mà chúng ta đang sống ngày nay, thiết kế có thể chạm tới tất cả mọi người. Các nhà thiết kế sẽ cần phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu của những cộng đồng thiểu số thường ít được đại diện.

Nhu cầu về thiết kế "tốt hơn"

Một trong nhiều mục đích của thiết kế ngày nay là nhằm nâng cao phúc lợi xã hội. Lĩnh vực thiết kế có bề dày thành tích trong việc giúp đỡ cộng đồng bằng cách cung cấp các giải pháp chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống và thậm chí giảm thiểu tỷ lệ tội phạm. Trở nên bao quát và cung cấp quyền tiếp cận với thiết kế cho tất cả mọi người là điều cần thiết để tạo ra một xã hội lành mạnh và phát triển.

Môi trường thích hợp để đào tạo thiết kế

Các chương trình thiết kế toàn diện có thể tác động lớn đến sự bền vững và nền kinh tế của cộng đồng địa phương. Phát triển loại chương trình thiết kế sâu rộng này tại các trường đại học nghiên cứu là phù hợp nhất, vì các nhà thiết kế cần có khả năng cộng tác với nhiều chuyên gia kỷ luật để giải quyết thỏa đáng những thách thức phức tạp của thời đại.

Tư tưởng này không quá mới mẻ. Thiết kế vẫn luôn có kỷ luật thống nhất và các nhà thiết kế luôn có khả năng vượt qua các ranh giới kỷ luật. Sự khác biệt duy nhất là ngày nay, các nhà thiết kế cần những môi trường mang cho họ khả năng tiếp cận kiến thức, công nghệ và tài nguyên nhiều hơn. Đổi lại, các nhà thiết kế có thể kết hợp các nguyên tắc khác nhau và đưa ra những cách nhìn nhận mới mẻ về các vấn đề hiện có.

Quan trọng hơn, bất kỳ sáng tạo mới về công nghệ hay ngành nào ngày nay đều phải lấy con người làm trung tâm để nhận được sự đồng thuận từ công chúng. Đây chính là lý do tại sao ngày càng nhiều các trường đại học chuyên nghiên cứu trở thành một sân chơi mới cho thiết kế.

Theo Dương Huệ Anh (dantri.com.vn)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem