Đấng anh hùng thời loạn
Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư (con trai của Thượng tướng Trần Phó Duyệt) là một võ tướng nhà Trần nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.
Đại Việt sử ký toàn thư có đoạn viết: "Lần trước, quân Nguyên vào cướp, Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư nhân sơ hở đánh úp quân giặc. Thượng Hoàng khen ông có trí lược, nhận làm thiên tử nghĩa nam (con nuôi của Vua)..".
Năm 1257, khi quân Nguyên xâm lược Đại Việt lần thứ nhất, ông đã cầm quân ra trận và lập công lớn khi đánh bại một cánh quân của giặc.
Hình minh họa. Nguồn: Kienthuc
Sau cuộc chiến ông được phong làm Phiêu kỵ đại tướng quân, đồng thời được vua Trần Thánh Tông nhận làm con nuôi (hưởng tước Nhân Huệ Vương), ban đặc ân được tự do ra vào nơi cung cấm.
Tướng Trần Khánh Dư sống và làm quan dưới các triều Vua Trần và được nắm giữ các vị trí quan trọng trong triều đình.
Trong Đại Việt sử ký toàn thư hay như trong Việt sử tiêu án cũng có ghi chép: "Nhân Huệ Vương đã nắm giữ nhiều chức vụ trọng yếu trong triều đình như: Phó đô tướng quân, Phiêu kỵ đại tướng quân, Trật hầu, Tử phục thượng vị hầu, quyền chức Phán thủ…".
Ông không chỉ là một võ tướng tài ba mà còn là người tinh thông văn vở, thể hiện qua lời tựa viết đầu cuốn sách dạy về phép đánh trận của Trần Hưng Đạo: "Người giỏi cầm quân thì không cần bày trận. Người giỏi bày trận thì không cần phải đánh. Người giỏi đánh thì không thua. Người giỏi, thua thì không chết".
Anh hùng khó qua ải mỹ nhân
Cũng bởi được Vua coi trọng nên Trần Khánh Dư được tự do ra vào trong cung và duyên trời đã cho ông gặp công chúa Thiên Thụy (Quỳnh Trân)- chị ruột của vua Trần Nhân Tông sau này.
Quỳnh Trân là một công chúa xinh đẹp và hiền dịu, rất được vua cha yêu quý. Không biết từ lúc nào đôi "trai tài gái sắc" Khánh Dư - Quỳnh Trân đã phải lòng và yêu nhau say đắm.
Thế nhưng trớ trêu thay, con trai của Hưng Đạo Vương cũng đem lòng si mê nàng, lệnh cha khó trái, công chúa Quỳnh Trân trở thành vợ Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn.
Trần Khánh Dư vị tướng tài có công trong việc dẹp loạn quân Nguyên Mông
Thế nhưng "tình cũ không rủ cũng đến", sau khi công chúa trở thành "vợ người ta" hai người vẫn thường lén lút gặp nhau.
Không lâu sau mối tình vụng trộm bị phát giác. Cha con Hưng Đạo Vương vô cùng tức giận, bấy giờ vua Nhân Tông đã lên nối ngôi cha, biết sẽ phải cho Hưng Đạo Vương một câu trả lời thích đáng.
Thế nhưng, một lòng thương chị gái, mặt khác cũng tiếc khi phải xử tử một vị tướng tài, cuối cùng vị Vua anh minh đã nghĩ ra một kế sách vẹn toàn. Vua ban lệnh cho đánh chết Khánh Dư nhưng ngầm sắp xếp "thủ hạ lưu tình".
Sau đó xuống chiếu đoạt hết quan tước, tịch thu tài sản. Trần Khánh Dư phải lui về Chí Linh- thái ấp của phụ thân, ngày ngày đội nón lá đi bán than. Còn Quỳnh Trân bị trả về sống tại cung riêng.
Ảnh minh họa
Năm 1282, trước Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần thứ hai, Trần Khánh Dư được phục chức. Ông và công chúa Thiên Thụy gặp lại nhau và tiếp tục có quan hệ bất chính.
Không còn cách nào khác, Vua Trần Nhân Tông buộc lòng phải lệnh cho Thiên Thụy xuất gia về một vùng quê hẻo lánh. Đến năm 1285 Công chúa Thiên Thụy được chọn để dâng cho Thoát Hoan cầu hòa, mục đích để hoãn binh.
Thế nhưng, công chúa cương quyết từ chối, Vua không còn cách nào khác đành để chị trở về chốn tu hành. Từ đó Thiên Thụy một lòng quy Phật và mối tình giữa nàng và vị tướng tài ba cũng dang dở từ đó.
Đền thờ công chúa Thiên Thụy (Quỳnh Trân)
PV (Trí Thức Trẻ)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.