Tập tục làm biến dạng hộp sọ được thực hiện phổ biến ở một số nền văn minh, bộ tộc trên thế giới. Trong số này, đáng chú ý là nghi lễ bó đầu của người Maya thời cổ đại.
Các chuyên gia đã tìm được một số hộp sọ bị biến dạng của người Maya trong những ngôi mộ ở Mexico. Đây là những bằng chứng về việc người Maya thực hiện tập tục bó đầu làm biến dạng hộp sọ.
Theo các chuyên gia, người Maya làm như vậy để phân biệt các tộc người và sử dụng với mục đích nghi lễ tâm linh.
Người Maya thay đổi hình dáng hộp sọ của một đứa trẻ từ khi chúng còn rất nhỏ vì khi ấy xương đủ mềm để điều chỉnh hình dáng.
Cả bé trai lẫn bé gái ở nhiều tầng lớp trong xã hội của người Maya đều thực hiện nghi lễ bó đầu này.
Không riêng người Maya, bộ tộc Patagonia sống ở Nam Mỹ vào hơn 2.000 năm trước cũng thực hiện tập tục kéo dài hộp sọ.
Ngay từ khi còn nhỏ, những đứa trẻ được cha mẹ buộc chặt đầu bằng những băng vải hoặc dùng ván gỗ cứng để ép chặt phần trước và sau đầu trẻ trong thời gian dài. Việc làm này sẽ khiến hộp sọ của đứa trẻ bị biến dạng.
Theo nhà nhân chủng học Marta Alfonso-Durruty tại Đại học Kansas, Manhattan, Mỹ, người Patagonia làm biến dạng hộp sọ để mở rộng lãnh thổ và tiếp cận những nguồn tài nguyên mới.
Làm dài hộp sọ là việc làm không hề dễ dàng nên người Patagonia đã thể hiện được bản thân là những người đáng tin cậy khi kết bạn với những bộ tộc khác.
Nhờ vậy, người Patagonia mở rộng quan hệ với những bộ lạc sống ở các khu vực xung quanh và có sự phát triển.
Tâm Anh (TH) (Kiến Thức)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.