Vì sao sân khấu kịch từng dị ứng với những cảnh "trần trụi"?

Lý Nam (Theo BBC) Thứ tư, ngày 09/03/2016 06:31 AM (GMT+7)
Hiện nay, những cảnh nóng trên sân khấu kịch London, Anh không quá khó bắt gặp nhưng trong những năm 1990 trở về trước thì đó là vụ bê bối lớn về đạo đức.
Bình luận 0

Cảnh nóng trên sân khấu kịch bị kiểm duyệt gắt gao và các nhà sản xuất đã phải vô cùng vất vả để có thể đưa những cảnh đó ra mắt khán giả.

Những năm 1930, Laura Henderson, chủ nhà hát West End phải cam kết rằng các nữ diễn viên trong vở kịch của nhà hát khi nude sẽ không di chuyển hay thể hiện bất cứ động tác gì. Mặc dù vở kịch đó là một vở nhạc kịch trong đó diễn viên phải diễn xuất, nhảy múa với đủ biểu cảm hỉ, nộ, ái, ố. Toàn bộ sân khấu nhạc kịch Anh lúc đó đang bị bao vây bởi sự kiểm soát gắt gao những cảnh nóng do cơ quan chuyên trách của hoàng gia đảm nhiệm.

img

Một vở kịch trong chương trình “Oh, Calcutta”

Năm 1969, Samuel Beckett viết một vở kịch ngắn để tham gia vào chương trình tạp diễn mang tên “Oh, Calcutta” do Kenneth Tynan — nhà phê bình kịch nghệ hàng đầu của nước Anh tổ chức. Tynan đã thêm vào vở kịch cảnh vài diễn viên nằm phơi thân trần trong đống rác để thêm một chút mới mẻ, đột phá cho vở kịch.

Tuy nhiên, khi vở kịch ra mắt đã vấp phải sự kiểm duyệt của các nhà chức trách. Dù cảnh này bị coi là lỗi thời khi so sánh với quan niệm tình dục bắt đầu cởi mở lúc đó thì vở kịch cũng đã gây ra vụ bê bối nghiêm trọng và bị coi như sự suy thoái đạo đức, mang tính khiêu dâm dưới con mắt của những nhà phê bình bảo thủ.

Vở kịch cũng kéo theo một cuộc tranh cãi sôi nổi trên báo chí thời bấy giờ về những cảnh nóng trên sân khấu kịch. Thậm chí người ta còn kêu gọi Bộ trưởng Bộ Tư pháp đóng cửa chương trình tạp diễn “Oh, Calcutta”. Thế nhưng, sau đó một nhóm chuyên gia độc lập được cử tới bí mật xem buổi biểu diễn và nhận định rằng những cảnh nóng đó là vô hại và “Oh, Calcutta” tiếp tục được trình chiếu trong suốt một thập kỷ tiếp theo ở nhà hát West End.

Sau đó là đến lượt vở kịch “The Romans in Britain” của Howard Brenton. Vở kịch một số cảnh nóng và đặc biệt là cảnh một linh mục bị hãm hiếp bởi người lính La Mã đã gây biết bao sóng gió bấy giờ. “The Romans in Britain” được trình chiếu tại nhà hát quốc gia và sau đó trở thành tâm điểm của vụ kiện do nữ diễn viên nổi tiếng Mary Whitehouse phản đối gay gắt cảnh nóng tình dục đồng tính trong đó. Michael Bogdanov, giám đốc nhà hát còn bị cáo buộc đã vi phạm Đạo luật về tình dục. Tại phiên tòa xét xử, một nhân chứng phía Mary Whitehouse còn khẳng định rằng ông ta đã nhìn thấy phần nhạy cảm của nam diễn viên. Nhưng sau đó việc này được chứng minh rằng những gì ông ta nhìn thấy là ngón tay cái của diễn viên và vụ kiện kết thúc.

img

Những cảnh khoe thân nóng bỏng của Nicole Kidman trong “The Blue Room” được đánh giá cao

Trong khi các nhà chức trách thấy nóng mắt trước những cảnh nóng trên sân khấu kịch vào các vở kịch thì khán giả lại bị thu hút, các nhà phê bình thấy mới mẻ và các diễn viên nhiệt tình đón nhận. Ví dụ như trong vở kịch “King Lear” (1997) của Richard Eyre, nam diễn viên Ian Holm đã có những cảnh khoe thân khá táo bạo. Nữ diễn viên Nicole Kidman cũng có những cảnh khoe thân hình nóng bỏng trong vở kịch “The Blue Room” (1998) tại nhà hát Donmar Warehouse. Nhà phê bình Charles Spencer của tờ The Telegraph còn ví phần biểu diễn của Nicole Kidman giống như viên thuốc Viagra tinh khiết trên sân khấu.

Tiếp đó, trong các vở kịch như “The Full Monty” và “Calendar Girls”, các nam nữ diễn viên cũng có những phần trình diễn những cảnh nóng trên sân khấu. Sau này, trong những năm 1980, 1990, nữ nghệ sĩ trình diễn huyền thoại người Mỹ Karen Finley nổi tiếng về những cảnh khỏa nude trong các buổi biểu diễn của mình. Các buổi biểu diễn của cô nói về các vấn đề AIDS, hiếp dâm, loạn luân, cô thường che cơ thể mình bằng mật ong, sô cô la và được xem là những vụ bê bối bị kiểm duyệt thời bấy giờ.

img

Nam diễn viên Daniel Radcliffe trong vở kịch “Equus”

Sau này, việc kiểm soát các cảnh nóng trên sân khấu kịch London cũng được nới lỏng hơn và khán giả có nhiều cơ hội thưởng thức hơn. Năm 2009, buổi biểu diễn Trilogy cũng gây tiếng vang lớn khi khán giả được mời lên sân khấu và ném hết quần áo để cùng nhảy múa với nghệ sĩ như một sự giải phóng cơ thể.

Cảnh nóng trên sân khấu kịch cũng được diễn viên đón nhận và xem như một cơ hội để thể hiện năng lực diễn xuất. Năm 2014, nam diễn viên Daniel Radcliffe, ngôi sao của loạt phim Harry Porter cũng có phần trình diễn gần như khỏa thân trong vở kịch sân khấu “Equus”. Trong vở kịch này Radcliffe vào vai cậu bé làm việc trong chuồng ngựa có tâm lý bất thường khi có mối quan hệ tình ái với những con ngựa mà mình chăm sóc.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem