Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trong "Tây Du Ký", thiên đình có các vị đại thần như Ngọc Hoàng, Tây Vương Mẫu, Thái Thượng Lão Quân, Nguyên Thủy Thiên Tôn... Ngọc Hoàng có thuốc tiên linh đan do Thái Thượng Lão Quân luyện chế, Tây Vương Mẫu trồng đào tiên. Dù là thần dược, tiên đan hay đào tiên đều có tác dụng tăng cường trường sinh bất lão. Vì vậy, hàng năm Tây Vương Mẫu đều tổ chức tiệc đào để các tiên nhân có thể nếm thử món ngon giúp trường thọ. Ở Linh Sơn còn có các đại tiên của Phật giáo như Phật Như Lai và các Bồ Tát...
Ngoài thế giới thiên đình còn có những vị đại thần bất tử nằm ngoài kiểm soát của Tam giới như Bồ Đề Tổ Sư và Trấn Nguyên Tử. Theo Đạo giáo Trung Hoa, Trấn Nguyên Tử (hay Trấn Nguyên Đại Tiên) là một trong ba vị đại tiên của Địa Liệt Tam Tôn.
Trấn Nguyên Tử là chủ một cây nhân sâm thần ở sân sau đạo quán của mình. Cây nhân sâm này có tác dụng tương tự như thuốc linh đan của Thái Thượng Lão Quân và đào tiên của Vương Mẫu, tức là có thể phát huy tác dụng trường sinh bất tử. Vì vậy, Trấn Nguyên Tử cũng được xem là ông tổ của dòng Địa tiên, tức các vị tiên đã tu hành, đạt được quả vị nhưng ngụ ở mặt đất chứ không lên trời. Với thân thế như vậy, Trấn Nguyên Tử là một vị chân nhân đạo gia có đạo hạnh thâm sâu, địa vị không nhỏ.
Chính vì điều này mà Trấn Nguyên Tử có mối quan hệ thân thiết với Tam Thanh (là ba vị thần tiên tối cao trong Đạo giáo tại Trung Quốc). Tam Thanh bao gồm: Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn, Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn (Thái Thượng Lão Quân) và Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn.
Trong tác phẩm có đoạn, hàng năm Trấn Nguyên Tử đều được Nguyên Thủy Thiên Tôn mời đến cung Di La trên Thương Thanh Thiên nghe giảng về “Hỗn nguyên đạo quả” (giải thích những bí ẩn của cây quả nhân sâm và cách duy trì sức khỏe). Đúng lúc Trấn Nguyên Tử đến chỗ Nguyên Thủy Thiên Tôn thì thầy trò Đường Tăng tới Ngũ Trang quán ở núi Vạn Thọ thuộc đất Tây Ngưu Hạ Châu - nơi ở của vị Địa tiên này. Tây Ngưu Hạ Châu được gọi là vùng Linh sơn – cũng là nơi Phật Tổ Như Lai ngự.
Trong mấy ngày Trấn Nguyên Tử lên trời giảng bài, một chuyện khủng khiếp đã xảy ra ở đạo quán Ngũ trang. Đó là vì Tôn Ngộ Không và hai sư đệ ham ăn nhân sâm nên đã lén hái trộm và bị phát hiện. Thế là hai đệ tử của Trấn Nguyên Tử là Thanh Phong và Minh Nguyệt xảy ra tranh chấp với huynh đệ Tôn Ngộ Không. Tôn Ngộ Không trong cơn tức giận đã dùng gậy như ý quật đổ cây nhân sâm xuống, rồi cùng Đường Tăng và những các sư đệ bỏ trốn. Trước khi họ đi xa, Trấn Nguyên Tử đã kịp từ trên trời và quay trở lại đạo quán.
Trấn Nguyên Tử là ông tổ của dòng Địa tiên, có pháp lực cao cường nên cũng có khả năng dự đoán được tương lai. Cụ thể, trước khi đi lên trời, Trấn Nguyên Tư đã dặn dò hai đồng tử Thanh Phong và Minh Nguyệt rằng sẽ có thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh ghé qua, dặn hai đệ tử hái quả nhân sâm quý tiếp đãi khách chu đáo. Khi biết cây thần quý bị đánh đổ, ngài cũng nhanh chóng trở về đạo quán.
Khi Trấn Nguyên Tử biết rằng cây nhân sâm quý mà mình đã dày công trồng và chăm sóc bị một con khỉ phá hoại. Vì thế Trấn Nguyên Tử cảm thấy rất không vui nên đã bay lên mây tìm kiếm Tôn Ngộ Không và những người khác. Vừa bay không lâu, Trấn Nguyên Tử đã nhìn thấy bóng dáng của Tôn Ngộ Không và những người khác. Trấn Nguyên Tử bình tĩnh hỏi lý do và sau đó vẫy tay áo để bắt thầy trò Đường Tăng mang về đạo quán.
Dù bị phá cây quý nhưng Trấn Nguyên Tử ban đầu cũng chỉ trói thầy trò Đường Tăng sau đó áp dùng hình phạt là dùng roi đánh. Khi Tôn Ngộ Không nhận tội là chủ mưu, Trấn Nguyên Tử dù biết rõ thực lực của hắn rất giỏi song cũng chỉ cho đệ tử dùng gậy đánh phạt. Nói về hình phạt này so với thực lực 72 phép biến hóa của Tôn Ngộ Không, rõ ràng chẳng thấm tháp vào đâu, nhưng tại sao Trấn Nguyên Tử - người có pháp thuật cao như vậy lại không trực tiếp ra tay với hắn?
Vào ban đêm, khi Trấn Nguyên Tử và các đệ tử đang ngủ, Tôn Ngộ Không đã đưa Đường Tăng và những người khác tìm cách trốn thoát. Không ngờ bọn họ vẫn bị Trấn Nguyên Tử bắt được. Lần này, Trấn Nguyên Tử chỉ dọa áp dụng hình phạt lên Đường Tăng để gây sức ép đối với Tôn Ngộ Không.
Tôn Ngộ Không khi nhìn thấy sư phụ sắp bị phạt thì vô cùng kinh hãi nên bảo Trấn Nguyên Tử đừng hành động liều lĩnh, đồng thời sẵn sàng đi tìm thuốc cứu cây nhân sâm. Mà Trấn Nguyên Tử lúc đầu đã nói rõ với Tôn Ngộ Không: "Ngươi thật là một con khỉ tàn nhẫn, dám đánh đổ cây nhân sâm của ta. Ta cũng biết ngươi thần thông quảng đại. Song bởi ngươi vô lễ quá, dầu hay biến hóa cũng ra không khỏi tay áo ta. Vậy ngươi đi với ta đến Tây Phương gặp Phật Tổ, thử coi ngài xử ngươi phải bồi thường cây nhân sâm cho ta chăng? Không lẽ ngươi ngang tàng, mà cãi lẽ cho đặng".
Qua chi tiết này cho thấy Trấn Nguyên Tử không hề e dè trước thực lực và địa vị Như Lai, sẵn sàng đưa Tôn Ngộ Không đến đối chấp đòi công bằng. Đồng thời có thể thấy, Trấn Nguyên Tử chỉ tức giận trước thái độ vô lễ của Tôn Ngộ Không và muốn trừng phạt hắn chứ không hề bực vì hắn phá cây quý.
Sau khi đạt được thỏa thuận với Trấn Nguyên Tử, chuyến đi này Tôn Ngộ Không tìm kiếm khắp trời đất, núi non nhưng không có ai có thể cứu sống cây nhân sâm. Cuối cùng, nhờ sự mách bảo của Bồ Đề Tổ Sư, Tôn Ngộ Không chạy đến Biển Đông để nhờ Quán Thế Âm Bồ Tát giúp. Bằng cách này, Tôn Ngộ Không đã mời được Bồ Tát và cứu thành công cây nhân sâm. Khi cây quý sống trở lại, Trấn Nguyên Tử vui mừng, ông đã tặng Quan Âm một quả nhân sâm và lập lời thề kết nghĩa với Tôn Ngộ Không.
Nhìn thấy cảnh này, nhiều người không khỏi thắc mắc, Trấn Nguyên Tử chính là tổ của Địa tiên và là chủ của cây nhân sâm. Trấn Nguyên Tử có thể tự mình chữa bệnh cho cây nhân sâm được sao lại phải bắt Tôn Ngộ Không tự mình mời Quan Thế Âm Bồ Tát giúp? Trên thực tế, lý do rất đơn giản.
Hóa ra, Trấn Nguyên Tử với tư cách là tổ của dòng Địa tiên, dù có thể tự mình cứu chữa cây nhân sâm, nhưng làm sao ngài có thể chịu đựng được Tôn Ngộ Không, một kẻ nhỏ bé dám phá đồ và không coi địa vị của mình ra gì. Trước thái độ của Tôn Ngộ Không, Trấn Nguyên Tử sẽ cho hắn phải trả giá và có bài học thích đáng.
Nói một cách sâu sắc hơn, Trấn Nguyên Tử thực ra đang gián tiếp yêu cầu Như Lai bồi thường danh dự. Và tại sao Trấn Nguyên Tử làm điều này là vì ngài sống ở Vạn Thọ - thuộc đất Tây Ngưu Hạ Châu, lãnh thổ của Như Lai. Việc sắp xếp thầy trò Đường Tăng đi lấy kinh cùng là kế hoạch an bài của Như Lai. Trấn Nguyên Tử hiểu rõ, nếu vì mâu thuẫn này phát huy lực lượng ở đại bàn của Như Lai, chắc chắn sẽ bị đàn áp.
Vì vậy, để giải quyết được mối nguy hiểm như vậy, Như Lai cần phải nợ Trấn Nguyên Tử một ân huệ. Và Trấn Nguyên Tử biết trước được Tôn Ngộ Không tinh quái, có tính cách nóng nảy sẽ đi ngang qua đạo quán mình nên ngài chỉ để hai đệ tử Thanh Phong và Minh Nguyệt ở lại trông nom.
Dường như Trấn Nguyên Tử đã bày ra kế hoạch để Tôn Ngộ Không không làm chủ được cảm xúc mà đốn ngã cây nhân sâm, sau đó ép hắn đến cầu cứu Như Lai giúp đỡ. Tuy nhiên Tôn Ngộ Không không tới chỗ Như Lai nhờ giúp mà mời Quan Thế Âm Bồ Tát đến.
Dù vậy, Quan Thế Âm Bồ Tát cũng có thể coi là đại diện của Như Lai, người có tiếng nói ở Linh Sơn. Khi chủ của vùng Tây Ngưu Hạ Châu nợ Trấn Nguyên Tử một ân tình nên đương nhiên Như Lai sẽ nhắm mắt làm ngơ trước sự phát triển quyền lực của Trấn Nguyên Tử tại Vạn Thọ. Hơn nữa, sau này Tôn Ngộ Không hoàn thành xong việc lấy kinh sẽ được phong Phật, việc Trấn Nguyên Tử kết nghĩa với hắn cũng sẽ có lợi trong mối quan hệ giữa hai bên.
Vì vậy, dù Trấn Nguyên Tử có thể tự cứu cây nhân sâm nhưng vẫn muốn Tôn Ngộ Không mời Quan Âm giúp, điều này để tránh bế tắc trong mối quan hệ với phía chủ Linh Sơn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.