Dân gian có câu “mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy. Vậy vì sao, ngày mồng 3 Tết mới lễ thầy?
Chia sẻ với PV, chuyên gia văn hóa, giáo dục Nguyễn Đức Hiển cho biết, câu đó nhắc nhở chúng ta về lịch trình quan trọng mọi người phải thăm hỏi nhau trong dịp Tết.
Trong ngày mùng 3 Tết, người Việt, nhất là giới trẻ thường rủ nhau đến chúc Tết thầy cô giáo.
Trong đó, theo quan niệm của ông cha ta “cha” là đại diện của “họ hàng bên nội”. Do đó, “mùng 1 Tết cha” có nghĩa là sáng ngày mồng 1 Tết, vợ chồng con cái, anh em ruột thịt sẽ tập trung bên nội để cúng bái gia tiên và chúc Tết ông bà, cha mẹ để tỏ lòng thành kính.
Cũng theo quan niệm dân gian “mẹ” là đại diện của họ hàng bên ngoại tức là sang đến ngày mùng 2 Tết, theo thông lệ, vợ chồng con cái sẽ “khởi hành” sang thăm hỏi và chúc Tết bên nhà ngoại.
Các nghi thức “Tết mẹ” cũng trang trọng và thành kính như bên nhà nội. Con cháu chúc Tết ông bà và nhận “lì xì” may mắn đầu năm.
Trong ngày mùng 3 Tết, người Việt, nhất là giới trẻ thường rủ nhau đến chúc Tết thầy cô giáo. Đây vừa là dịp thăm hỏi, tỏ lòng biết ơn thầy cô vừa là thời điểm để bạn bè có cơ hội gặp gỡ, giao lưu và chúc tụng nhau gặp nhiều điều may trong những ngày Tết đến, xuân về.
Chuyên gia văn hóa Nguyễn Đức Hiển
Cũng theo chuyên gia Nguyễn Đức Hiển, sở dĩ không lễ tết thầy ngày mùng 1, mùng 2 vì cha mẹ là những người đã sinh thành, nuôi dưỡng và dạy bảo chúng ta từ khi mới chào đời cho đến khi trưởng thành. Để nói lên công ơn của cha mẹ, ca dao xưa có câu “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Cha mẹ chính là những người quan trọng nhất đối với cuộc đời mỗi con người.
Do vậy, theo quan niệm của ông cha ta, hai ngày quan trọng nhất trong năm (mùng 1 và mùng 2 Tết Nguyên đán) phải dành để “Tết cha”, “Tết mẹ”, thể hiện lòng hiếu thảo, kính trọng ông bà, cha mẹ hai bên nội ngoại. Đây là một nét đẹp trong truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta từ xưa đến nay.
Bên cạnh đó, người Việt cũng thường nhắc nhau “Không thầy đố mày làm nên” để nói về công lao dạy dỗ của các thầy, cô giáo trong cuộc đời mỗi con người. Với tinh thần “tôn sư trọng đạo”, người Việt luôn quan niệm “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy).
Vì vậy, sau 2 ngày đầu năm “Tết cha”, “Tết mẹ”, ngày mùng 3 Tết, mọi người thường rủ nhau đến chúc Tết thầy cô giáo để tỏ lòng biết ơn, kính trọng và ôn lại kỷ niệm xưa đối với những thầy cô giáo cũ.
Sáng 21.2 (tức 3 Tết Ất Mùi), tại Văn miếu Trấn Biên (phường Bửu Long, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), Sở GD-ĐT Đồng Nai,...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.