Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Công ty xi măng Miền Trung (CRC) là công ty con do Vicem Bỉm Sơn sở hữu 76,8% cổ phần, tương đương hơn 9,9 triệu cổ phiếu. Văn bản báo cáo và xin ý kiến này của Vicem được Tổng Giám đốc Nguyễn Hoành Vân ký ban hành ngày 6/3 vừa qua.
Cụ thể, tại văn bản này Vicem Bỉm Sơn đã đưa ra 2 phương án để xin ý kiến của Vicem. Thứ nhất, giữ lại CRC theo chiến lược của Vicem. Thứ 2, bán toàn bộ vốn của Vicem Bỉm Sơn tại CRC.
Đối với phương án thoái/bán vốn, Vicem Bỉm Sơn cho biết, thực hiện văn bản của HĐTV Vicem số 38/VICEM-HĐTV ngày 6/1/2023 và Nghị quyết của HĐQT công ty về phương án thoái toàn bộ vốn đầu tư của Vicem Bỉm Sơn tại CRC với trên 9,9 triệu cổ phần, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần, chiếm 76,8% vốn điều lệ. Giá trị đầu tư là 115.06 tỷ đồng, đảm bảo thoái vốn thu hồi công nợ của Vicem Bỉm Sơn tại BRC.
Vicem Bỉm Sơn cho biết, thời gian qua có nhiều đối tác quan tâm mua lại vốn đầu tư của BCC tại BRC .
Chẳng hạn, với Công ty TNHH MTV Thiên Phú, CRC đã cung cấp hồ sơ cần thiết theo đề nghị của đối tác. Ngày 25/2, hai bên tiếp tục làm việc và Công ty Thiến Phú mong muốn mua lại nhà máy.
Đối tác khác là CTCP Xi măng Đức Sơn cũng bày tỏ mong muốn mua lại toàn bộ cổ phần và đề nghị BCC cung cấp một số thông tin về dây chuyền sản xuất, báo cáo tài chính, hồ sơ pháp lý, công nợ đối với khách hàng để nghiên cứu. Chào giá bán toàn bộ số cổ phần chi phối.
Về công nợ của BCC và CRC, sau khi hoàn tất mua, hai bên sẽ rà soát đối chiếu đề thanh toán đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Theo tìm hiểu của Dân Việt, CRC triển khai dự án đầu tư nhà máy xi măng Đại Việt – Dung Quất (trước đây có tên là dự án đầu tư nhà máy nghiền clinker Dung Quất). Nhà máy có công suất thiết kế 500.000 tấn xi măng/năm.
Sở hữu 76,8% cổ phần CRC, "tham vọng" của Vicem và Vicem Bỉm Sơn là khai thác tối đa lợi thế vị trí địa lý của nhà máy xi măng Đại Việt – Dung Quất nhằm mở rộng, chiếm lĩnh thị phần cung cấp xi măng của khu vực Nam Trung bộ đang thiếu xi măng nhất cả nước.
Thế nhưng, giai đoạn từ tháng 5/2015 đến tháng 1/2022 nhà máy đã phải tạm dừng hoạt động vì vướng quy hoạch. Tình trạng này kéo dài suốt 7 năm qua đã ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của CRC và tham vọng ban đầu của Vicem Bỉm Sơn không thực hiện được.
Không phải "tự nhiên" Tổng Giám đốc Vicem Bỉm Sơn báo cáo và xin ý kiến của Vicem về việc bán/thoái vốn đầu tư của BCC tại CRC.
Trước đó, tại văn bản ngày 6/1/2023 của Vicem gửi tới người đại diện vốn Vicem tại Vicem Bỉm Sơn và Vicem Bỉm Sơn có đề cập, HĐTV Vicem yêu cầu người đại diện vốn Vicem tại Vicem Bỉm Sơn báo cáo đề xuất Vicem có ý kiến trước khi triển khai thực hiện 1 trong 2 phương án nêu trên.
Ngày 19/1/2023, HĐQT Vicem Bỉm Sơn đã ban hành Nghị quyết 170/NQ-HĐQT.
Đối với phương án giữ lại CRC theo chiến lược của Vicem, Nghị quyết nêu rõ: HĐQT giao Tổng Giám đốc khẩn trương làm việc với UBND tỉnh Quảng Ngãi và các cấp có thẩm quyền để được cung cấp thông tin liên quan đến tiến độ, thời gian dự kiến thông qua đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quãng Ngãi đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045. Tổng Giám đốc cập nhật thông tin về tình hình hoạt động của nhà máy, kế hoạch về việc xử lý dứt điểm tình trạng cản trở của người dân để nhà máy xi măng Đại Việt – Dung Quất hoạt động ổn định trở lại sau khi đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Còn đối với phương án thoái vốn đầu tư của BCC tại CRC, HĐQT cho biết trong thời gian tới đồ án điều chỉnh quy hoạch chưa được phê duyệt, không xử lý dứt điểm tình trạng cản trở của người dân, HĐQT yêu cầu Tổng Giám đốc xây dựng phương án thoái vốn đầu tư tại CRC, báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét chấp thuận để triển khai thực hiện, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, đảm bảo thu hồi công nợ, bảo toàn và phát triển vốn đầu tư của BCC tại CRC.
Đáng chú ý, ngay vào những ngày cuối tháng 3 vừa qua, Quảng Ngãi cũng đã công bố điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung khu kinh tế Dung Quất đến năm 2045. Điều này được giới đầu tư kỳ vọng sẽ là "nguồn nước mát" giúp hồi sinh các dự án lớn tại khu vực này, trong đó có nhà máy xi măng Đại Việt – Dung Quất.
Tuy nhiên, "số phận" của nhà máy này sẽ đi về đâu lại đang phụ thuộc vào quyết định của Vicem và Vicem Bỉm Sơn. Điều đáng nói, 1 tháng trôi qua, không hiểu lý do gì đến nay vẫn chưa có thông tin nào được "public" thể hiện rõ quan điểm sẽ "chốt" giữ hay bán vốn nhà máy xi măng Đại Việt – Dung Quất từ phía Vicem?
Cũng phải nói thêm rằng, việc chậm trễ có thể khiến nhà máy xi măng Đại Việt – Dung Quất mất đi cơ hội tìm được nhà đầu tư tốt nhất, đồng nghĩa với việc Vicem Bỉm Sơn mất đi cơ hội tốt để thoái vốn, thậm chí không thể loại trừ khả năng về nguy cơ gây mất vốn ngân sách.
Hơn nữa, kể cả không bán/thoái vốn thì Vicem - Tổng công ty nhà nước, sử dụng vốn và ngân sách nhà nước, thiết nghĩ cũng cần có những chỉ đạo, hướng dẫn các công ty con, công ty thành viên như trong trường hợp này như thế nào, để doanh nghiệp không bị "lún sâu" hơn vào khó khăn, gây ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn ngân sách.
PV Dân Việt đã gọi điện, gửi công văn đề nghị trao đổi, tìm hiểu thêm và làm rõ về quá trình thoái vốn của Vicem tại các công ty con, công ty thành viên. Vicem hẹn tuần sau sẽ cung cấp thông tin cụ thể tới Dân Việt. PV Dân Việt sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.