Năm 2006, các nhà khoa học lần đầu ghi được hình ảnh mực khổng lồ dài 3 mét còn sống.
6 năm sau, nhóm nghiên cứu kết hợp cùng kênh Discovery, phát hiện một con mực khổng lồ khác ở độ sâu hàng trăm mét.
Mới đây nhất, các nhà khoa học lại phát hiện một con mực khổng lồ ở ngoài khơi cách New Orleans, Mỹ, khoảng 160km.
Các nhà nghiên cứu thuộc đoàn thám hiểm Journey into Midnight của Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) bắt gặp con mực khổng lồ ở một trong những vùng biển sâu nhất tại vịnh Mexico.
Con mực khổng lồ xuất hiện dưới đáy biển sâu.
Trong lúc xem xét video từ lần lặn thứ năm, nhà nghiên cứu Nathan Robinson trông thấy những xúc tu của mực khổng lồ bám vào con sứa giả.
“Mọi người nhanh chóng vây nhanh. Ngay lập tức chúng tôi biết đó là một con mực. Nó rất lớn, nhưng bởi vì nó xuất hiện ngay trước ống kính, chúng tôi không thể biết chính xác nó lớn tới mức nào, nhưng nó dài tới 3,7 mét", nhà khoa học Sönke Johnsen và Edie Widder, nói.
Sau khi phán đoán hình dáng con mực, các nhà nghiên cứu ước tính con mực này đang ở tuổi trưởng thành.
Để thêm phần ly kỳ, một tia sét còn đánh trúng tàu sau khi nhóm nghiên cứu phát hiện mực khổng lồ. Tia sét đánh trúng ăngten thiết bị nhưng may mắn là máy tính và đoạn video không bị hư hỏng.
Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy con mực khổng lồ không thích ánh đèn mà tàu lặn mang xuống biển sâu. “Bản thân con mực cũng bị bất ngờ. Nó tung đòn tấn công nhưng sau đó lùi lại khi phát hiện mục tiêu không phải là thức ăn”.
Nhóm các nhà khoa học thả camera xuống độ sâu 700 mét dưới đáy biển đã phát hiện sinh vật khổng lồ bí ẩn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.