|
Chế biến cá basa. |
Ông Phạm Quốc Anh - Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam cho biết: Hiện nay, khái niệm trọng tài thương mại lẫn số vụ tranh chấp thương mại ở nước ta được xử lý qua các trung tâm trọng tài thương mại là rất hạn hữu; thậm chí khái niệm trọng tài thương mại đối với một số thành phần kinh tế hiện nay còn rất lạ lẫm.
Nguyên nhân của việc này, theo TS. Nguyễn Minh Chí - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam là do yếu tố lịch sử và xã hội. Từ trước đến nay, các tranh chấp kinh tế thường đi qua 2 con đường là “nhờ cậy” sự can thiệp của các lãnh đạo địa phương, bộ ngành và con đường thứ 2 là thông qua Toà án. “Người dân, doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa quen, chưa nắm bắt được; các cơ quan tuyên truyền phổ biến pháp luật cũng chưa nhắc nhiều đến trọng tài thương mại”- ông Trí nói. Theo ông Trí, quy mô 7 trung tâm trọng tài thương mại trên phạm vi toàn quốc hiện nay là quá hạn chế so với những gì đáng ra phải có.
Thực tế hiện nay, một số trung tâm trọng tài quốc tế của các nước đã bắt đầu lập các văn phòng đại diện tại Việt Nam. Vì vậy, theo các chuyên gia kinh tế, nếu không nhanh chóng hiện thực hoá, đẩy mạnh các hoạt động của các trung tâm trọng tài thương mại trong nước thì khó tránh khỏi tình trạng bị thua ngay trên sân nhà.
Ông Phạm Quốc Anh cho biết, xu thế giải quyết các tranh chấp về kinh tế, thương mại là đã được các nước có nền kinh tế thị trường áp dụng từ hàng trăm năm nay. Ở các nước châu Âu, đặc biệt là ở Anh có đến 80% số vụ tranh chấp thương mại được giải quyết qua con đường này. Ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp qua trọng tài là nhanh gọn, ít thời gian hơn so với việc “đâm” đơn ra toà.
Trong nhiều hội thảo liên quan đến trọng tài thương mại, các quan chức, chuyên viên ngành toà án, viện kiểm soát cho biết, hiện nay các vụ kiện liên quan đến lĩnh vực kinh tế thương mại đang làm họ quá tải; hàng trăm, hàng nghìn vụ án tồn đọng mỗi năm. Vì vậy, việc các trung tâm trọng tài thương mại san sẻ bớt gánh nặng cho ngành toà án.
TS. Nguyễn Minh Trí cho biết thêm: Hiện cả nước có 7 trung tâm trọng tài thương mại. Tại trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) hiện có đến 133 trọng tài viên với nhiều trọng tài viên là các chuyên gia đầu ngành về các lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, xây dựng, giao thông... nên hoàn toàn có thể đảm nhận được vai trò trọng tài.
Sỹ Lực
Vui lòng nhập nội dung bình luận.