Việt Nam: Nhiều người không biết về Hiến pháp

Thứ sáu, ngày 04/10/2013 11:39 AM (GMT+7)
Theo khảo sát, tại thời điểm Quốc hội đang bàn thảo về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII, có tới 42,4% số người được phỏng vấn cho rằng không nghe hoặc không biết về Hiến pháp.
Bình luận 0
Nhiều người không biết về Hiến pháp

Ngày 3.10, Hội Luật gia Việt Nam phối hợp với Chương trình Phát triển (UNDP - Liên Hợp Quốc) công bố chỉ số công lý – thực trạng về công bằng và bình đẳng ở Việt Nam dựa trên ý kiến của người dân năm 2012.

Việc giải quyết khiếu nại về môi trường là 17 tháng; khiếu nại về chính sách xã hội là 27 tháng; giải quyết các vướng mắc về kinh tế, thương mại thường mất khoảng 16 tháng...

Kết quả được xây dựng trên cơ sở phân tích dữ liệu từ 5.045 người được phỏng vấn trên 1/3 số tỉnh, thành phố của cả nước.

Theo khảo sát, tại thời điểm Quốc hội đang bàn thảo về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII, có tới 42,4% số người được phỏng vấn cho rằng không nghe hoặc không biết về Hiến pháp.

Trong số người nhận có biết về Hiến pháp, có 23% không biết về quá trình xem xét sửa đổi đang diễn ra. Khi được hỏi về quyền tham gia góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp, có đến hơn 74% số người được hỏi cho là người dân nên có quyền phúc quyết trong Hiến pháp sửa đổi. Khảo sát cũng cho thấy phụ nữ bất lợi hơn nam giới 2,25 lần cơ hội biết về Hiến pháp.

Mức độ hài lòng của người dân với việc giải quyết các thủ tục, hồ sơ của cơ quan công quyền còn thấp.
Mức độ hài lòng của người dân với việc giải quyết các thủ tục, hồ sơ của cơ quan công quyền còn thấp.

Bên cạnh học vấn, thông tin giữ vai trò quan trọng đảm bảo cho người dân được cập nhật và hiểu biết, tuy nhiên có đến hơn 94% số người được phỏng vấn cho biết họ không theo dõi thông tin tình hình thời sự, kinh tế -xã hội của đất nước. Những người quan tâm chủ yếu tiếp cận qua truyền hình gần 97%, loa đài hơn 40%, báo, tạp chí 41%.

Còn chậm giải quyết


Đánh giá của người dân về thể chế công quyền, kết quả khảo sát cho thấy việc giải quyết của cơ quan công quyền với yêu cầu của người dân thường kéo dài, bất kể tính chất của yêu cầu hoặc tranh chấp có phức tạp.

Việc giải quyết khiếu nại về môi trường là 17 tháng; khiếu nại về chính sách xã hội là 27 tháng; giải quyết các vướng mắc về kinh tế, thương mại thường mất khoảng 16 tháng. Đối với các khiếu nại về môi trường và chính sách xã hội có khoảng 22% yêu cầu của người dân không được cơ quan nhà nước ở địa phương phản hồi. Về tranh chấp dân sự, kinh tế có khoảng hơn 70% có phản hồi và giải quyết.

Theo báo cáo được công bố, trong quan hệ lao động, có tới 59% tranh chấp là về tiền lương, 40% tranh chấp xảy ra với người lao động thời vụ, ngắn hạn, không có hợp đồng. 19% người tham gia khảo sát cho biết, tình trạng sử dụng lao động trẻ em dưới 15 tuổi là phổ biến ở địa phương.

Nhiều yêu cầu của người dân được thụ lý trên 2 năm mà chưa được giải quyết xong, trong đó 31% khiếu nại về chính sách xã hội, 16% khiếu nại xử lý bồi thường ô nhiễm môi trường; 15% về thuế và đăng ký kinh doanh.

Việc yêu cầu cấp “sổ đỏ” cho người dân cũng mất nhiều thời gian, qua khảo sát những hộ chưa có “sổ đỏ” được biết họ nộp hồ sơ đã 41 tháng (tương đương gần 3,5 năm). Có đến 43% số người được phỏng vấn cho rằng khiếu nại, tranh chấp về đất đai là vấn đề nóng ở địa phương.

Điều này khẳng định thực tế, các bất cập về chính sách và quản lý đất đai ở các địa phương dẫn tới xung đột, khiếu nại, khiếu nại đông người mà các diễn đàn chính sách gần đây đã phân tích.

Các chính sách xã hội, nhân đạo đã được thực hiện một thời gian dài, nhưng có không ít người dân gặp vướng mắc, khiếu nại về thực thi. Có 32% khiếu nại chính sách với người có công; gần 37% khiếu nại chính sách với hộ nghèo, cận nghèo, gần 11% khiếu nại chính sách với người khuyết tật.

Ngọc Lương (Ngọc Lương)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem