Vinachem
-
Sau thời gian dài gánh nợ cho Đạm Ninh Bình - một trong 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ, tới nay, Vinachem đã không còn khả năng thu xếp tiền trả nợ các khoản vay đầu tư dự án Đạm Ninh Bình cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) trong năm 2018 với số tiền lên tới 473,2 tỷ đồng.
-
Bàn giao EVN, PVN, TKV, Vinachem, Petrolimex, Vinataba sang "siêu uỷ ban" quản lý 2,3 triệu tỷ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết dù các tập đoàn, tổng công ty đã được chuyển giao về Ủy ban, nhưng Bộ Công Thương, ngoài chức năng quản lý nhà nước, Bộ vẫn dõi theo bước chân của các tập đoàn, tổng công ty.
-
Tiếp tục trả lời chất vấn về 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ ngành Công Thương, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh thừa nhận: Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình hiện tồn tại nhiều vấn đề vướng mắc và “sức khỏe của Đạm Ninh Bình đang có vấn đề nhất”.
-
"Quả đấm thép" Đạm Hà Bắc, 1 trong 4 dư án thua lỗ của Vinachem và là 1 trong 12 đại dự án thua lỗ của Bộ Công Thương, tiếp tục ghi nhận bức tranh kết quả kinh doanh “bết bát” khi lỗ thêm 100 tỷ đồng trong quý III do chi phí lãi vay lớn. Theo đó, 9 tháng đầu năm Đạm Bắc Hà lỗ ròng 268 tỷ và lỗ luỹ kế gần 2.600 tỷ.
-
Đại diện văn phòng luật sư Luật Audier và Cộng sự cho biết phía nhà thầu TTCL đang chuẩn bị đơn khởi kiện chủ đầu tư - Vinachem để giải quyết bằng trọng tài tại VIAC (Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam Chi nhánh TP Hồ Chí Minh).
-
Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) được chuyển giao về “Siêu ủy ban” quản lý 2,3 triệu tỷ với con số lỗ lũy kế hơn 802 tỷ đồng, 4 dự án thua lỗ nghìn tỷ và khoản nợ khó đòi hơn 1.200 tỷ đồng với Đạm Ninh Bình. Đây sẽ là bài toán khó giải của "Siêu uỷ ban" quản lý 2,3 triệu tỷ và chủ tịch Nguyễn Hoàng Anh khi Vinachem chuyển về.
-
Nói về Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ (PVTEX), thứ trưởng bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng, cho biết tưởng chừng phải bán sắt vụn nhưng nay đã có sức sống khi vận hành trở lại 3 dây chuyền của phân xưởng sợi Filament từ ngày 20.4.2018.
-
Nhắc tới giải pháp xử lý dứt điểm 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ ngành Công Thương, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), cho rằng có những dự án bán không được phải chấp nhận phá sản, giải thể vì nếu giữ lại những dự án không hiệu quả cũng không hề tốt cho nền kinh tế.
-
"Ôm" 4 Công ty thua lỗ nghìn tỷ là Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình, Công ty CP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc; Công ty CP DAP – Vinachem; Công ty CP DAP số 2 – Vinachem, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đang phải "gánh" hơn 38 nghìn tỷ đồng khoản nợ phải trả và lỗ luỹ kế hơn 872 tỷ đồng.
-
Về việc xử lý 12 dự án thua lỗ của ngành công thương, ông Dương Duy Hưng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Công Thương cho biết, đến nay đã có 2/6 dự án thoát lỗ và bước đầu sản xuất kinh doanh có lãi. Một số dự án khác đã vận hành ổn định hơn với công suất cao hơn nên số lỗ luỹ kế đã giảm đáng kể.