VinFast thiết lập chuẩn mới trong kinh doanh ô tô trực tuyến tại Việt Nam

P.V Thứ bảy, ngày 28/08/2021 18:19 PM (GMT+7)
Xu hướng kinh doanh trực tuyến sẽ kiến tạo nên một thị trường minh bạch về giá cả, giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian đến đại lý và không cần đàm phán với nhân viên tư vấn bán hàng, xóa bỏ tình trạng bắt ép khách hàng mua "bia kèm lạc" tồn tại lâu nay trên thị trường ô tô Việt Nam.
Bình luận 0

Thực tế, khái niệm kinh doanh ô tô online rất dễ bị hiểu nhầm. Hiện nay, hầu hết người mua ô tô đều tham khảo thông tin trên Internet trước khi bước chân vào đại lý. Do đó, nhiều hãng xe tại Việt Nam đã cung cấp cho khách hàng những công cụ trên website để họ có thể tìm hiểu về xe, xem trước màu sơn, so sánh giá cả, trang bị của các phiên bản. Tuy nhiên, đến bước thanh toán hoặc đặt cọc, khách hàng vẫn phải liên hệ với nhân viên kinh doanh hoặc trực tiếp đến showroom, đại lý. Do đó, đây không thể gọi là nền tảng kinh doanh ô tô trực tuyến.

VinFast thiết lập chuẩn mới trong kinh doanh ô tô trực tuyến tại Việt Nam - Ảnh 1.

Trong bối cảnh đó, hãng xe Việt VinFast đã tiên phong thiết lập chuẩn mực mới về kinh doanh online trên thị trường ô tô Việt Nam bằng mô hình O2O - Online to Offline (từ Trực tuyến đến Thực tế). Ngoài việc sở hữu đầy đủ các công cụ tương tự các hãng xe khác, VinFast còn cho phép khách hàng chủ động thanh toán và đặt cọc xe tại nhà. Thông tin sẽ được đồng bộ trực tiếp lên hệ thống và đơn hàng được ghi nhận. Khi nhận xe, khách hàng chỉ cần đến đại lý thanh toán phần tiền còn lại, hoàn tất thủ tục và lái xe về.

VinFast đã triển khai thử nghiệm mô hình này với các dòng xe máy điện, bao gồm các model như Klara S, Ludo, Impes, Theon, Feliz và thu được tín hiệu tích cực. Với ô tô, chiến dịch đặt cọc mẫu xe điện VF e34 được xem là một phép thử và đã cho kết quả mỹ mãn, khi thu được gần 10.000 đơn đặt hàng trực tuyến.

VinFast thiết lập chuẩn mới trong kinh doanh ô tô trực tuyến tại Việt Nam - Ảnh 2.

Một chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh, marketing online nhận xét: "Cho phép khách hàng đặt cọc mua xe từ xa nghe có vẻ đơn giản nhưng thực tế rất phức tạp, bởi nó liên quan đến mối quan hệ giữa nhà sản xuất và đại lý. Thông thường, các hãng xe tại Việt Nam sẽ bán ô tô cho đại lý, và đại lý bán xe tới tay khách hàng. Vì thế, khách hàng mua xe sẽ chuyển tiền cọc vào tài khoản ngân hàng của đại lý, đôi khi là chuyển trực tiếp cho nhân viên tư vấn bán hàng. Trong khi đó, mô hình của VinFast là khách hàng thanh toán cọc trực tiếp cho hãng xe. Cần phải có sự minh bạch tuyệt đối giữa 3 đối tượng: hãng xe - đại lý - khách hàng thì mới làm được như vậy".

Vị chuyên gia này cũng nhìn nhận, kinh doanh ô tô trực tuyến không chỉ đơn giản là tạo ra công cụ trên website, mà cần tạo ra sự minh bạch về giá để khách hàng tiện so sánh. Không thể kinh doanh online nếu có sự chênh lệch giữa mức giá công bố của nhà sản xuất và mức giá thực tế tại đại lý, thậm chí là mức giá của từng tư vấn bán hàng. Đây chính là điểm hấp dẫn nhất của hình thức thương mại điện tử, và VinFast làm được điều này là do họ có sự minh bạch, đồng bộ trên toàn hệ thống.

VinFast thiết lập chuẩn mới trong kinh doanh ô tô trực tuyến tại Việt Nam - Ảnh 3.

Với mô hình kinh doanh mới này, VinFast tiếp tục chứng minh vai trò tiên phong, thiết lập nên những chuẩn mực và tạo ra các chính sách mới mà ở đó quyền lợi khách hàng là trung tâm. Trong bối cảnh thông tin ngày càng dễ tiếp cận và tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp như hiện nay, kinh doanh online được dự báo sẽ trở thành xu hướng trong thời gian tới, thậm chí có thể thay thế mô hình kinh doanh truyền thống của các đại lý và hãng xe.

Khách hàng đặt mua ba dòng xe VinFast Fadil, Lux A2.0 và Lux SA2.0 thông qua website https://vinfastauto.com từ nay tới 31/8/2021 sẽ được tặng gói bảo dưỡng miễn phí 3 năm trị giá lên tới 23 triệu đồng, bên cạnh các ưu đãi đang áp dụng tại các showroom, đại lý trên toàn quốc.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem