Vô-lăng D-cut: Điểm nhấn thiết kế riêng biệt của Peugeot

P.V Thứ ba, ngày 30/06/2020 15:25 PM (GMT+7)
Vô-lăng, bộ phận dẫn lái tưởng chừng như không dễ để trở nên thu hút, được Peugeot đặt vào đó tính thẩm mỹ, công thái học, giúp người lái tự tin và mang đến nhiều cảm xúc khi cầm lái.
Bình luận 0

Vô-lăng trong hệ thống điều khiển lái xe của ô tô là phần con người tiếp xúc đầu tiên khi vừa bước lên xe. Nó phản ứng mặt đường nên việc đánh lái đầm chắc hay nhẹ nhàng sẽ dẫn đến những cảm xúc khác nhau cho người lái. Trong các bài đánh giá xe của giới chuyên gia, cảm giác vô-lăng luôn được nhắc đến như một yếu tố không thể thiếu. Chỉ vậy cũng đủ biết, một chiếc vô-lăng tốt cần thiết đến thế nào.

Vô-lăng D-cut: Điểm nhấn thiết kế riêng biệt của Peugeot - Ảnh 1.

Một trong những mẫu vô-lăng đầu tiên của Peugeot được sản xuất vào năm 1897 – Type 15

"Vô-lăng tròn đầu tiên xuất hiện vào năm 1894 trên mẫu Panhard 4 hp của Alfred Vacheron. Mẫu xe này xuất hiện tại cuộc đua Paris-Rouen được tổ chức bởi Pierre Giffard", theo một nhà báo của Le Petit Journal, tờ báo Pháp xuất bản từ năm 1863 đến 1944. Giải đua thu hút hơn 100 chiếc xe tham gia với nhiều loại động cơ từng được sử dụng thời bấy giờ.

Cùng tham gia cuộc đua, mẫu xe của Peugeot chỉ trang bị tay nắm bằng kim loại, khiến nó trông giống như một cỗ xe ngựa gắn động cơ. Tuy nhiên, kết quả chung cuộc mẫu xe của anh em nhà Peugeot đã dành được vị trí quán quân.

Mặc dù vậy, sau khi chứng kiến sự linh hoạt và tiện lợi của vô-lăng tròn, các nhà sản xuất ô tô thời điểm ấy đã mong muốn cải tiến sản phẩm của mình để thoát khỏi hình ảnh xe ngựa. Và Peugeot cũng là một trong những nhà sản xuất tiếp theo thực hiện điều này. Năm 1901, hãng xe nước Pháp trình làng vô-lăng tròn đầu tiên trên mẫu Type 36.

Vô-lăng nhỏ - Tư duy đi trước thời đại của Peugeot

Vô-lăng D-cut: Điểm nhấn thiết kế riêng biệt của Peugeot - Ảnh 2.

Vô-lăng tròn trên mẫu Type 56 được Peugeot sản xuất vào năm 1904

Ở buổi bình minh của ngành công nghiệp bốn bánh, vô-lăng là cơ cấu cơ khí giúp tài xế thực hiện thao tác đánh lái, dẫn hướng cho xe. Vô-lăng tròn phổ biến đến ngày nay là vì ưu điểm dễ sử dụng và dễ kiểm soát hơn so với dạng tay nắm thuở sơ khai.

Theo thời gian, vô-lăng được trang bị nhiều tính năng hơn, khi được tích hợp trợ lực, còi, điều khiển hệ thống giải trí, ga tự động, giới hạn tốc độ, thay đổi chế độ lái, túi khí... Vật liệu chế tác cũng thay đổi đáng kể, từ thời kỳ ban đầu là gỗ, rồi chuyển sang thép, nhôm và cuối cùng là magiê như ngày nay. Thậm chí, vô-lăng còn là một cách để xác định cá tính của một hãng xe.

Vô-lăng D-cut: Điểm nhấn thiết kế riêng biệt của Peugeot - Ảnh 3.

Vô-lăng tròn trên mẫu Type 125 được Peugeot sản xuất vào năm 1910

Với Peugeot, ai từng cầm lái bộ đôi SUV 3008 và 5008 tại Việt Nam sẽ nhận ra vô-lăng nhỏ hơn hẳn so với các hãng xe khác. Đây là triết lý phát triển không gian lái đặt vô-lăng làm trọng tâm của hãng xe Pháp, một phần của ngôn ngữ thiết kế khoang xe i-Cockpit. Kích thước vô-lăng nhỏ, đồng nghĩa với việc cánh tay của người lái ít phải vận động, cử động tay ngắn hơn so với các vô-lăng khác khi đánh lái, từ đó giúp cải thiện tốc độ đánh lái cũng như độ linh hoạt. Kết hợp với thiết kế vô-lăng vát đáy, cabin còn mang đến không gian để chân thoải mái hơn.

Không chỉ có 3008 và 5008, ngôn ngữ thiết kế i-Cockpit với vô-lăng nhỏ được phát triển và ứng dụng trên nhiều mẫu xe khác của Peugeot, như 208, 2008, 508. Kiểu thiết kế vô-lăng này vẫn được sử dụng cho thế hệ 3D i-Cockpit ra mắt vào năm 2019, trang bị trên mẫu xe 208 và 2008. Vô-lăng nhỏ thực sự đã trở thành một biểu tượng, một cá tính không thể nhầm lẫn của Peugeot.

Vô-lăng D-cut: Điểm nhấn thiết kế riêng biệt của Peugeot - Ảnh 4.

Peugeot e-Legend Concept – Xe điện lấy cảm hứng thiết kế từ chiếc coupe cổ điển Peugeot 504 nổi tiếng trong những năm 1960

Tại triển lãm Paris Motor Show 2018, Peugeot mang đến "bản tuyên ngôn công nghệ" có tên e-Legend Concept với khả năng tự lái cấp 5, cấp cao nhất đối với xe tự hành. Mẫu xe này còn ghi điểm với giới chuyên gia nhờ khoang cabin tích hợp 16 màn hình lớn nhỏ, cùng vô-lăng có khả năng tự rút vào bên trong, nhường chỗ cho một màn hình cong 49 inch xuất hiện.

Sự đa dạng về hình thức cũng là điểm mạnh của vô-lăng Peugeot. Chất liệu da, bề mặt da, chỉ khâu hay các tấm ốp được lựa chọn theo từng định hướng sản phẩm. Đối với xe thể thao Peugeot, vô-lăng còn là nơi đặt lẫy chuyển số, cho phép người lái chủ động chuyển số cho từng cú tăng tốc, phanh gấp hay vào cua.

Thiết kế vô-lăng nhỏ gọn đem lại cảm giác lái đầm chắc và vừa tầm, vị trí ngồi tương đối cao nên khi lái không cần phải đưa cánh tay lên ngang bằng vai, tạo thoải mái tối đa trong lúc điều khiển xe. "Một tầm nhìn rộng và thoáng đãng mở ra trước mắt, nó cho tôi cảm giác như ngồi trên một chiếc siêu xe chứ không phải xe gầm cao như thường thấy. Thật sự khoang lái Peugeot New i-Cockpit này không chỉ thỏa mãn tôi với trải nghiệm chạm và nhìn, mà còn mang đến sự tự tin cũng như cảm xúc rất khác biệt mỗi khi cầm lái." anh Tân, một người sử dụng xe Peugeot ở Biên Hoà (Đồng Nai) chia sẻ.

Vô-lăng D-cut: Điểm nhấn thiết kế riêng biệt của Peugeot - Ảnh 5.

Peugeot 208 GT đạt giải “Car of The Year 2020”- Xe của năm 2020 tại châu Âu.

Triết lý thiết kế Peugeot i-Cockpit đã và đang mang đến danh tiếng và thành công vượt bật của hãng xe Pháp trong những năm gần đây. Và vô-lăng thể thao D-cut là một trong những điểm nhấn đặc biệt của triết lý này vì đó là một phong cách hoàn toàn khác, một xu hướng thiết kế đặc trưng dành cho những tín đồ yêu thích thương hiệu với lịch sử đã hơn 200 năm.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem