Vợ tìm của lạ để giải quyết nhu cầu, chồng biết chỉ nín lặng vì lý do khó nói

Thứ ba, ngày 12/10/2021 00:08 AM (GMT+7)
Vì vấn đề tế nhị mình gặp phải, nhiều ông chồng, bà vợ đã phải “nhịn” hoặc không thiết tha chuyện ân ái vì sợ đang “hành sự” sự cố lại xảy ra.
Bình luận 0

TS.BS Nguyễn Đình Liên - Trưởng khoa Ngoại Tiết niệu - Nam học (Bệnh viện E Trung ương) cho biết, thời gian gần đây có khá nhiều bệnh nhân đến khám vì bị đi tiểu nhiều, khó kiểm soát. Qua chia sẻ của bệnh nhân, việc đi tiểu nhiều ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, trong đó có cả chuyện quan hệ vợ chồng.

Anh H.B. (36 tuổi, ở Hà Nội) đến viện khám với vẻ mặt e dè, tinh thần mệt mỏi. Chia sẻ với bác sĩ, anh B. cho biết, việc liên tục phải vào nhà vệ sinh làm gián đoạn cả giấc ngủ lẫn công việc của anh. 

Đêm cũng như ngày, cứ 30 phút anh lại đi tiểu một lần. Dù anh đã chữa trị bằng thuốc đông y hay đến phòng khám tư nhưng đều không có kết quả.

Đáng chú ý, vì lý do trên mà anh chẳng còn thiết tha chuyện vợ chồng. Đỉnh điểm anh B. còn stress dẫn tới rối loạn cương dương, khiến tình cảm vợ chồng ngày càng đi xuống.

Vợ tìm của lạ để giải quyết nhu cầu, chồng biết chỉ nín lặng vì lý do khó nói - Ảnh 1.

Đi vệ sinh quá nhiều khiến nhiều nam giới không còn ham muốn chuyện chăn gối.

“Vì vấn đề đó (tiểu nhiều, rối loạn cương dương) mà khi biết vợ có quan hệ ngoài luồng để thỏa mãn tôi đành làm ngơ. Thậm chí, cô ấy có đòi ly hôn để giải phóng cho nhau tôi cũng đành chịu. Tôi không trách vợ mà thấy buồn cho chính bản thân mình”, anh B. chia sẻ với bác sĩ.

Sau khi nghe chia sẻ, TS Nguyễn Đình Liên đã trực tiếp thăm khám, làm các xét nghiệm và đi đến chẩn đoán, bệnh nhân mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt (OAB)/Rối loạn lo âu. Bệnh nhân được tư vấn, điều trị kết hợp cả liệu pháp tâm lý. 

Kết quả tình trạng được cải thiện, thời gian giữa các lần đi tiểu tăng từ 30 phút lên 2-3 tiếng/lần. Đáng mừng hơn, tình trạng rối loạn cương dương cũng được khắc phục.

Theo BS Liên, không chỉ nam giới, nữ giới cũng có nhiều người mắc phải hội chứng này. Điển hình như chị V.A. (45 tuổi, ở Hà Nội) bị hội chứng OAB hơn 20 năm và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt hàng ngày.

“Từ khi ngoài 20 tuổi, mang thai cháu đầu tiên tôi đã thấy việc đi tiểu của mình bất thường. Nghĩ rằng khi sinh xong sẽ hết, nhưng tình trạng này kéo dài cho đến tận bây giờ. Việc đi tiểu quá nhiều ảnh hưởng đến công việc. 

Ngay cả chuyện chăn gối vợ chồng tôi cũng chẳng thiết tha gì”, chị V.A. chia sẻ. Khi được chồng động viên, nữ bệnh nhân đã tìm đến Bệnh viện E thăm khám và được hướng dẫn điều trị. Hiện tình trạng của chị đã cải thiện hơn nhưng vẫn phải tái khám để bác sĩ tư vấn, hướng dẫn tập luyện một cách cụ thể.

Vợ tìm của lạ để giải quyết nhu cầu, chồng biết chỉ nín lặng vì lý do khó nói - Ảnh 3.

Không chỉ nam giới, phụ nữ cũng mắc hội chứng OAB nhưng thường giấu kín, ngại đi khám

TS Nguyễn Đình Liên cho biết, bàng quang tăng hoạt là tình trạng bàng quang co bóp không đúng thời điểm, thường gây ra cảm giác mắc tiểu đột ngột, cần phải đi tiểu ngay, nếu nhịn tiểu có thể bị són tiểu.

“Tuy hội chứng này không nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho bệnh nhân, gây trở ngại trong sinh hoạt, học tập và công việc hàng ngày. Đồng thời, bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng tới tâm lý, đặc biệt là những bệnh nhân trẻ”, TS Liên cho hay.

Dù không hiếm gặp, nhưng do là vấn đề tế nhị nên khi mắc hội chứng này, bệnh nhân có tâm lý xấu hổ, e ngại không muốn đến bệnh viện để điều trị. Để phòng bệnh, TS Nguyễn Đình Liên khuyến cáo, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống để phần nào giúp kiểm soát được các triệu chứng và hạn chế tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.

Ngoài ra, người bệnh cần kiên trì tập kìm nén và kiểm soát tiểu gấp, tập luyện bàng quang, tập co thắt cơ sàn chậu… Thời gian thích hợp giữa 2 lần đi tiểu là 3 - 4 giờ và không nhất thiết cứ phải đi tiểu mỗi khi có cảm giác khác lạ trong bàng quang.

. (Thoidaiplus)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem