Ông đánh giá thế nào về cách đào tạo và thu hút nhân tài của Đà Nẵng?- Trong quá khứ, chúng ta đã có những trải nghiệm lịch sử về thu hút nhân tài. Như ở thời đại Hồ Chí Minh, họ bị thu hút bởi lý tưởng, cụ thể ở đây là lý tưởng chính trị. Nhưng nếu lấy mô hình ấy áp dụng cho bây giờ thì có khoảng cách khá xa, nhất là khi chúng ta bước vào cơ chế thị trường với những khuyến khích vật chất. Vì thế, cách làm của Đà Nẵng là đưa ra chính sách, chế độ được định lượng cụ thể. Tôi cho đó là cách làm chính đáng.
Việc Đà Nẵng yêu cầu đền bù “1 gấp 5” liệu có thỏa đáng?- Theo tôi phải dựa trên hợp đồng, những cam kết có tính chất pháp lý. Nếu TP.Đà Nẵng có hợp đồng rồi thì họ hoàn toàn có quyền yêu cầu người tham gia tôn trọng hợp đồng đó. Mọi sự tranh cãi giữa 2 bên cứ căn cứ theo hợp đồng mà giải quyết.
Tuy nhiên, so sánh với Đề án 322 của Bộ GDĐT, một số người được hỗ trợ đào tạo ở nước ngoài không trở về cũng chưa có ai bị yêu cầu đền bù. Cách làm của Đà Nẵng liệu có “quá tay”?- Thế thì phải tìm hiểu xem Đề án 322 của Bộ GDĐT có hợp đồng, cam kết nào buộc người đào tạo phải trở về không, phải đền bù kinh phí đào tạo không? Ở đây, ngân sách, tức là tiền thuế của người dân bỏ ra để đào tạo thì phải có những ràng buộc người thụ hưởng. Với Đề án 322, người học không quay về Việt Nam thì trách nhiệm ở cả phía người học và của cơ quan tổ chức hoạt động này. Cách làm của Đà Nẵng theo tôi là rất có trách nhiệm với tiền thuế của người dân. Hiện tôi được biết Chính phủ cũng đã có Đề án 599 thay thế Đề án 322, trong đó có quy định rõ, nếu người được hỗ trợ đào tạo không làm việc theo điều động, phân công thì phải đền bù theo quy định. Thực tế, có nhiều người thụ hưởng không thực hiện đúng cam kết phải đền bù, chứ không chỉ ở Đà Nẵng.
Xin cảm ơn ông!
Lê Huyền (thực hiện) (Lê Huyền (thực hiện))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.