Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Một nghiên cứu mới được công bố mới đây trên tạp chí PLOS One đã bác bỏ giả thuyết trước đó về nguyên nhân cái chết của đoàn thủy thủ đã được tin tưởng bấy lâu nay.
Các nhà nghiên cứu bắt đầu điều tra lại nguyên nhân thực sự khiến các thủy thủ bỏ mạng trên chuyến tàu định mệnh.
Mùa hè năm 1845, hai con tàu nước Anh, HMS Erebus và HMS Terror, rời Greenhithe (Anh) để bắt đầu chuyến hành trình đến Bắc Mỹ với hy vọng tìm được lối thông Tây Bắc (Northwest Passage) huyền thoại giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Hai con tàu cùng 134 thành viên do nhà thám hiểm dày dạn kinh nghiệm Sir John Franklin dẫn dắt, được gọi là Cuộc thám hiểm Franklin.
Mặc dù các nhà thám hiểm đã chuẩn bị vô cùng kĩ lưỡng những trang bị cần thiết trong 3 năm tới, thế nhưng ai cũng hiểu rằng, mọi chuyến thám hiểm chưa bao giờ là một cuộc dạo chơi.
Cuộc thám hiểm kéo dài được vài tháng thì một số thuyền viên bị bệnh, họ rời đội và được đưa trở về nhà.
Thế nhưng số phận những thủy thủ ở lại trên tàu và tiếp tục cuộc hành trình năm đó ra sao, chính xác điều gì đã xảy đến với họ, điều này đã trở thành bí ẩn gần 175 năm sau.
Con tàu cuối cùng mãi mãi không thể cập bến bởi người ta tìm thấy xác tàu mắc kẹt trong băng ở Victoria Sound, nằm giữa quần đảo Bắc Cực, Canada.
Tất cả các thành viên của phi hành đoàn cũng đã chết.
Sau thảm họa đắm tàu một số manh mối dần lộ diện. Năm 1850, ba ngôi mộ của các thủy thủ Franklin Expedition được tìm thấy. Năm 1854 nhà thám hiểm người Scotland, John Rae đã gặp những cư dân Inuit - người sở hữu một số đồ vật thuộc về các thuyền viên của đoàn thám hiểm.
Họ cũng chỉ cho Rae đống xương người được tìm thấy trong khu vực này, điều này làm rấy lên tin đồn rằng, những người cuối cùng trên chuyến thám hiểm Franklin có thể đã trở thành kẻ ăn thịt người trong các ngày cuối cùng đầy tuyệt vọng.
John Torrington là một trong số các thuyền viên. Năm 1984, xác ướp của John Torrington được tìm thấy trong tình trạng hoàn hảo đến khó tin. Các nhà nghiên cứu dựa vào xác ướp này để lần ra manh mối.
Sau khi phân tích mẫu xương và mô, họ phát hiện thấy trong cơ thể Torrington có mức chì gây chết người, lượng chì này có thể đến từ nguồn đồ ăn đóng hộp kém chất lượng của các thủy thủ.
Theo Gizmodo, nghiên cứu trước đây trên mẫu xương, tóc và mô từ xác chết được bảo quản tiết lộ nhiều nguyên nhân dẫn đến cái chết của các thủy thủ. Thế nhưng việc bị ngộ độc vẫn là khả năng hàng đầu, có người cho rằng các thủy thủ bị đầu độc. Vụ án sau cũng dần dần chìm vào quên lãng.
Một nghiên cứu được công bố gần đây đã bác bỏ gần hết giả thuyết trên. Nhóm các nhà nghiên cứu đã đưa ra 3 giả thuyết khác để kiểm tra lý thuyết nhiễm độc chì.
Nếu thực sự việc ngộ độc chì là nguyên nhân chính gây tử vong, thì những thủy thủ sống lâu hơn sẽ sở hữu dư lượng chì trong cơ thể, xương, mô... cao hơn thủy thủ khác trong thời gian đó và cả người đã mất.
Để kiểm chứng điều này, giới nghiên cứu đã sử dụng công nghệ quét hình ảnh X-quang xương công nghệ cao. Kết quả cho thấy mức độ chì trong cơ thể không có sự chênh lệch lớn. Do đó, ngộ độc chì hiện giờ khó có thể là nguyên nhân gây ra cái chết cho đoàn thám hiểm Franklin Expedition.
Nguyên nhân bị đầu độc đã được loại trừ nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết chính xác điều gì đã giết chết đoàn thủy thủ. Cái chết của 128 người trong đoàn thám hiểm vẫn trong màn bí ẩn.
Các nhà nghiên cứu hiện đang mở lại "cuộc điều tra" về vụ đắm tàu hơn 100 năm trước, còn chúng ta, hãy cùng chờ xem họ sẽ tìm thấy điều gì.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.