Vụ hơn 1.000 người phá rừng: Huyện sẽ cấp đất cho dân

Chủ nhật, ngày 21/11/2010 15:28 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Ông Huỳnh Tấn Kỳ - Chủ tịch UBND huyện Krông Năng, khẳng định sẽ giải quyết cấp đất sản xuất cho các hộ thiếu đất và hoàn thành trong tháng 12-2010 như chỉ đạo của UBND tỉnh Đăk Lăk.
Bình luận 0
img
Gần 100 xe công nông đưa hơn 1.000 người vào phá rừng tại tiểu khu 340a hôm 13-11.

UBND huyện Krông Năng, Đăk Lăk cho biết. UBND tỉnh cho phép Công ty TNHH Lộc Phát triển khai dự án là đúng thẩm quyền, phù hợp với quy hoạch phát triển cao su trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. 

Nhưng trước diễn biến phức tạp của việc phá rừng, huyện đã chủ động đề xuất UBND tỉnh chấm dứt chủ trương cho thực hiện dự án này để ổn định tình hình. Toàn bộ diện tích rừng này cũng không bố trí cho dân mà giao cho Ban quản lý rừng phòng hộ Krông Năng bảo vệ để phục vụ chức năng phòng hộ.

Ông Huỳnh Tấn Kỳ - Chủ tịch UBND huyện Krông Năng, khẳng định sẽ giải quyết cấp đất sản xuất cho các hộ thiếu đất và hoàn thành trong tháng 12 - 2010 như chỉ đạo của UBND tỉnh Đăk Lăk. UBND huyện đã thành lập một đoàn công tác gồm 21 người và họ đang rà soát các hộ dân thiếu đất, đề xuất quỹ đất để bố trí. Cách làm là để cho người dân tự kê khai, đoàn công tác sẽ xác minh các hộ kê khai có dưới 0,5ha, tức thiếu đất sản xuất.

Cùng với việc đốc thúc giải quyết đất cho dân, UBND huyện Krông Năng cũng chỉ đạo cơ quan chức năng xác định các đối tượng cầm đầu, xúi dân phá rừng để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Theo kết quả tự kê khai ở thị trấn Krông Năng và xã Ea Hồ (nơi khởi phát vụ phá rừng rầm rộ) thì có đến 843 hộ có diện tích dưới 0,5ha/hộ. Nguyên nhân là việc cấp đất theo Chương trình 132 và 134 trước đây chỉ tính theo hộ chứ không tính số nhân khẩu.

Thực tế trong một hộ lại có nhiều gia đình sinh sống, nhiều người sắp đến tuổi lập gia đình, khi họ ra ở riêng là thiếu đất canh tác. Cùng với việc đốc thúc giải quyết đất cho dân, UBND huyện Krông Năng cũng chỉ đạo cơ quan chức năng xác định các đối tượng cầm đầu, xúi dân phá rừng để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Vụ phá rừng cũng cho thấy chính quyền địa phương chưa thực sự sâu sát với dân để có một kế hoạch sử dụng đất hợp lý, dài hạn. Đơn xin đất sản xuất gửi trước vụ phá rừng lẽ ra phải được xem xét thận trọng thay vì xử lý cứng nhắc, hời hợt, dù nó được xác định là do ai đó viết hộ, danh sách kèm theo được vài người ký thay.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem