Vũ khí chết người nhất của Nga có thể đến Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ

Duy Anh Thứ năm, ngày 03/05/2018 20:00 PM (GMT+7)
Lầu Năm Góc đang áp dụng biện pháp trừng phạt an ninh đối với những quốc gia cũng là đồng minh của Mỹ mua thiết bị vũ khí quân sự của Nga.
Bình luận 0

img

Hệ thống tên lửa phòng không rồng lửa S-400.

Tạp chí National Interest (NI) công bố thông tin rằng Lầu Năm Góc đã cố tình nghi ngờ về tính hiệu quả của tên lửa phòng không Nga để ngăn Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống S-400. 

Theo luật  trừng phạt hiện hành chống lại Nga, các đồng minh của Mỹ - và các nước mà Washington đang tán tỉnh như Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ có thể phải đối mặt với các hình phạt khi mua vũ khí từ Nga, tạp chí NI cho hay. Việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đó có thể làm hỏng các mối quan hệ vừa chớm nở như mối quan hệ giữa Washington và New Delhi và đe dọa làm sáng tỏ liên minh với Thổ Nhĩ Kỳ.

Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo đang làm việc để ngăn chặn Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không S-400 của Nga. “Ngoại trưởng Pompeo đã nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng về mối quan tâm của Mỹ ... nếu Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục", một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ nói với các phóng viên tại Brussels. 

Pompeo cảnh báo người Thổ Nhĩ Kỳ rằng Ankara có thể phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt nếu  thông qua thỏa thuận mua S-400 của Nga.

Tuy nhiên, chuyên gia quân sự Nga, Tổng biên tập tạp chí Quốc phòng Igor Korotchenko nhận định, áp lực nặng nề của Mỹ và NATO đối với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm thuyết phục Ankara không mua hệ thống phòng không S-400 của Nga chắc không thể buộc Tổng thống Tayyip Erdogan hủy bỏ thương vụ này. Ông Korotchenko nói: "Theo tôi, chiến thuật này sẽ không mang lại bất cứ kết quả gì đối với Thổ Nhĩ Kỳ, vì Bộ Tổng tham mưu Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành một cuộc kiểm tra sơ bộ và đưa ra kết luận về những tính năng vượt trội của S-400". 

img

Bên cạnh đó, ông Korotchenko cho rằngTổng thống Erdogan biết rõ những nguy cơ tiềm ẩn nếu Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không tương tự của Mỹ, ví dụ, tổ hợp Patriot.

Ông lý giải: "Quan hệ Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay không mấy tốt đẹp, và chắc sẽ không cải thiện thêm sau khi họ mua hệ thống Patriot. Bù lại, Mỹ sẽ có trong tay cơ hội tắt hệ thống phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ vào bất kỳ lúc nào, vì trong phần mềm của phiên bản hệ thống Patriot xuất khẩu có cài sẵn chức năng này. Chọn hệ thống của Nga cũng có nghĩa là lựa chọn có lợi cho chủ quyền quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ". Ngoài ra, cũng theo NI, tuyên bố của Lầu Năm Góc về "sự kém hiệu quả" của các hệ thống S-300 và S-400 mâu thuẫn với thực tế là Mỹ đang chi nhiều tỉ USD cho công nghệ tàng hình với hy vọng "qua mắt" hệ thống phòng không của Nga.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 3.4 đã tới Thổ Nhĩ Kỳ trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông kể từ khi tái đắc cử người đứng đầu nước Nga. Nhân dịp này, ông Putin và người đồng cấp nước chủ nhà Recep Tayyip Erdogan đã nhất trí việc Nga sẽ khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ và đẩy nhanh việc cung cấp hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga cho Ankara.

“Rồng lửa” S-400 hiện được coi là hệ thống phòng thủ tiên tiến nhất, có thể tiêu diệt tất cả các vật thể xuất hiện trên không trung trong phạm vi trên 400 km, bao gồm các loại máy bay, tên lửa hành trình, phương tiện bay không người lái hay tên lửa đạn đạo ở độ cao 50 km và tốc độ tối đa 17.000 km/h.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem