Theo Sputnik, ngày 18.11, bà Rose Gottemoeller, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách về Kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế cho biết, Mỹ hiện chỉ có 30 hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo, được triển khai tại Alaska và có kế hoạch triển khai thêm 14 hệ thống khác, nhưng cộng tất cả lại, số lượng này vẫn kém Nga tới 24 hệ thống.
Dù thua kém về số lượng, nhưng Mỹ không hề lo ngại về vấn đề trên vì nước này và các nước đồng minh NATO còn có nhiều hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo khác trên mặt đất và trên biển, chưa kể các hệ thống dự định triển khai thêm.
Theo kế hoạch phòng thủ tên lửa của NATO, các radar và hệ thống đánh chặn sẽ được lắp đặt tại một vài quốc gia thành viên của NATO gồm Romania, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha và Ba Lan.
Hệ thống đánh chặn THAAD của Mỹ
Không chỉ thua kém Nga về hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo, Mỹ còn thua kém Nga trên lĩnh vũ khí hạt nhân chiến lược. Thông tin này được hãng thông tấn Interfax dẫn lời Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin phụ trách quốc phòng Nga hồi đầu tháng 9.2014 cho biết.
Theo “Báo cáo công khai của các nhà khoa học nguyên tử” (Bulletin of the Atomic Scientists) của Mỹ đánh giá hồi năm 2013, toàn thế giới hiện nay sở hữu 17.3000 đầu đạn hạt nhân, trong đó Nga đứng đầu thế giới với khoảng 8.500 đầu đạn, Mỹ xếp thứ 2 với 7.700 đầu đạn, Pháp ở vị trí thứ 3 với khoảng 300 quả, Trung Quốc đứng kế tiếp với 250 quả còn Anh đứng hạng 5 với 225 đầu đạn.
Tính đến đầu năm 2013, trong số 8.500 đầu đạn hạt nhân của Nga, có 4.500 quả hiện còn trong biên chế quân đội Nga, 4.000 quả còn lại thuộc dạng ngừng sử dụng nhưng nhìn chung vẫn còn nguyên vẹn, đang chờ phá dỡ.
Trong số 4.500 đầu đạn hạt nhân đang còn sử dụng, có 1.800 đầu đạn hạt nhân chiến lược được lắp đặt trên các tên lửa bệ phóng mặt đất hoặc trên máy bay ném bom, 700 quả được cất trữ trong kho. Còn lại khoảng 2.000 đầu đạn hạt nhân chiến thuật cũng đang được niêm cất.
Nga có 326 quả tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ mặt đất (ICBM) mang đầu đạn hạt nhân với 1.050 đầu đạn và đang có kế hoạch giải trừ khoảng trên một nửa số này. Số lượng chuẩn bị thải loại chủ yếu là 140 tên lửa đạn đạo liên lục địa SS-25 Topol, được sản xuất chủ yếu vào cuối thập niên 80 của thế kỷ trước.
Hệ thống đánh chặn S-400 của Nga
Vũ khí răn đe tiếp theo của Nga là tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM). Hiện Nga hiện có khoảng 624 đầu đạn, trong đó 160 đầu đạn đang được triển khai trên 10 tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo, còn lại 464 đầu đạn được cất trữ trong các kho chứa bí mật.
Hiện vũ khí hạt nhân chiến thuật của quân đội Nga bao gồm gần 2000 đầu đạn do không quân, hải quân và các lực lượng phòng vệ khác quản lý. Ngoài ra, nó còn được triển khai trong các Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (ABM) ở xung quanh Moscow.
Trong khi Nga đứng đầu thế giới với khoảng 8.500 đầu đạn, thì Mỹ chỉ xếp thứ 2 với 7.700 đầu đạn. Trong đó khoảng 2.150 vũ khí hoạt nhân chiến lược, 2.500 vũ khí hạt nhân dữ trự và thêm 3.000 vũ khí nữa đã được cho “về vườn” và chờ bị giải giáp, theo Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ (FAS).
Tuy nhiên Mỹ là nước đã tiến hành các vụ thử hạt nhân nhiều hơn tất cả các quốc gia trên thế giới cộng lại và là nước duy nhất dùng vũ khí hạt nhân trong chiến đấu.
Mỹ cũng là cường quốc hạt nhân duy nhất có các vũ khí được triển khai tại các quốc gia khác: Thông qua chương trình chia sẻ hạt nhân của NATO, bom nguyên tử được triển khai tại Bỉ, Đức, Italia, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ.
Vì vậy, dù Nga có nhiều hơn Mỹ về số đầu đạn nhưng kinh nghiệm trận mạc trong việc sử dụng loại vũ khí hủy diệt này Nga còn thua xa Mỹ.
(Theo Báo Đất Việt)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.